Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu ông Putin có phá cấu trúc an ninh NATO?

Liệu ông Putin có phá cấu trúc an ninh NATO?

Putin có thể phá vỡ hệ thống an ninh chung Mỹ – Châu Âu đã thiết lập gần 70 năm qua, mà biểu hiện cụ thể là NATO..

Ngày 21/10 hãng tin CNN của Mỹ đã đăng bài viết của Tướng Richard Shirreff, sĩ quan cao cấp của quân đội Hoàng gia Anh và là cựu Phó Tư lệnh tối cao NATO cho rằng đối đầu với nước Nga mới là vấn đề lớn nhất của Tổng thống Mỹ tương lai.

Tướng Richard Shirreff cho rằng mục đích của Putin rất rõ ràng, đó là quyết tâm đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường trên thế giới. Và quyết tâm của Putin sẽ có thể khiến phá vỡ hệ thống an ninh chung Mỹ – Châu Âu đã thiết lập gần 70 năm qua, mà biểu hiện cụ thể là NATO.

Liên minh Quân sự bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập năm 1949 được là cấu trúc bền chặt của hệ thống an ninh chung Mỹ – Châu Âu và đảm bảo cho NATO thực hiện sứ mệnh là nhiệm vụ của bất cứ của Tổng thống Mỹ nào khi bước vào Toạ Bạch Ốc.

NATO trở thành lá chắn tuyệt vời của Mỹ đối với Châu Âu và thế giới tự do. Bất cứ một thành viên NATO nào bị tấn công hay bị đe doạ đều được sức mạnh Mỹ bảo trợ qua cấu trúc này. Tuy nhiên, khi Putin làm hồi sinh sức mạnh Nga sau Chiến tranh Lạnh thì độ tin cậy đó bị suy giảm.

Do vậy, những quyết định và hành động gần đây của Putin trong cuộc chiến Syria, miền Đông Ukraine hay bị cho là can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, đều khiến cho Brussels lo lắng, Washignton lo sợ sẽ phá vỡ cấu trúc an ninh chung Mỹ – Châu Âu.

Putin sẽ có thể làm thay đổi chiến lược tấn công – phòng thủ của NATO, sự lớn mạnh của quân đội Nga có khiến phương án tác chiến của NATO phải hiệu chỉnh lại. Điều đó khiến NATO đối phó trong thế bị động với sự thay đổi của Nga. Đây là điều chưa từng có tiền lệ.

Như vậy là Putin có thể làm thay đổi hoàn toàn NATO – một Liên minh Quân sự hùng mạnh nhất thế giới, từ sau Thế chiến II tới nay. Điều gì giúp cho Putin có thể làm được điều mà cả Mỹ và phương Tây phải lo lắng như vậy?

Putin tận dụng thời gian Chiến tranh Lạnh kết thúc để làm hồi sinh sức mạnh Nga

Có thể thấy rằng Mỹ và phương Tây đã quá chủ quan khi M.Gorbachev làm tan rã Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh, còn B.Eltsin thì không thể lấy lại được những gì của một Liên Xô hùng mạnh, từ đó NATO có vẻ xem thường Nga, coi sức mạnh Nga chỉ còn là dĩ vãng.

Vì vậy, ngày 31.12.1999 là một ngày đặc biệt với nước Nga, khi sự hồi sinh sức mạnh Nga bắt đầu phôi thai với việc B.Eltsin từ chức và chỉ định vị Thủ tướng trẻ tuổi V.Putin làm người đứng đầu nhà nước Nga. Song với Mỹ và phương Tây thì điều đó cũng chẳng có gì khác biệt.

Tuy nhiên, Putin hoàn toàn khác với Eltsin và năm vị Thủ tướng khác mà Eltsin từng bổ nhiệm để hy vọng sẽ gửi trao quyền lực. Sự khinh suất của Washington và đồng minh đã đến lúc phải trả giá. Putin đã âm thầm củng cố sức mạnh cho nước Nga và chờ ngày chứng tỏ.

Khi NATO ngày một mở rộng về hướng Đông, tiến sát biên giới Nga, gây nguy hiểm cho Moscow với chiến lược “công không thèm thủ”. Ba Lan, Cộng hoà Séc, rồi ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva lần lượt được sự bảo trợ an ninh của NATO và thách thức Kremlin.

Người viết cho rằng đây là sai lầm chiến lược của Washington, chứ không chỉ là sai sót về chiến thuật. Bởi lẽ, sau khi khối Hiệp ước Warszawa giải thế, Liên Xô tan rã, nhưng NATO đã không có chiến lược để trung hoà sức mạnh Nga mà lại tạo ra chất xúc tác gây phản ứng mạnh hơn.

Có thể thấy rằng Liên Xô tan rã bởi những nguyên nhân bên trong nhiều hơn là tác động từ bên ngoài, tuy nhiên Washington và phương Tây đã ngộ nhận đó là chiến thắng vang dội của họ và thế là thừa thắng xông lên, đẩy Nga vào thề phải chống chứ không thể phòng được nữa.

Những sai lầm của Eltsin khiến cho Washington có thể làm mưa làm gió bên ngoài biên giới nước Nga, tiền bạc và vũ khí của NATO đã khiến cho nhiều anh em của Nga trở thành đối thủ, thậm chí là kẻ thù đe doạ nước Nga.

Khi cột mốc của NATO chuẩn bị cắm xuống biên giới nước Nga thì sức mạnh Nga đã được Putin hồi sinh kịp lúc. 

Việc Moscow tham gia chiến cuộc tại miền Đông Ukraine, sát nhập bán đảo Crimea là việc tất yếu, mà Washington và đồng minh được xem là nguyên nhân quan trọng.

Phương Tây lên án Putin tham vọng cực đoan, chỉ muốn gây hấn làm cho thế giới bất ổn, song nếu xâu chuỗi các sự kiện lại thì rõ ràng chiến lược “công không thèm thủ” của Washington và đồng minh mới là nguyên nhân khiến Putin cực đoan và Kremlin quyết đoán.

Cho đến lúc này có thể nhận thấy Putin đã tương kế tựu kế thành công khi tận dụng sai lầm chiến lược của phương Tây để làm hồi sinh sức mạnh Nga. Putin đã thuyết phục được người Nga về nguyên nhân nước Nga phải phát triển sức mạnh quân sự trong khi kinh tế rất khó khăn.

Những thắng lợi chính trị của Putin qua các cuộc bầu cử cho thấy người Nga có thể chỉ trích Putin sơ xuất khiến cho nước Nga phải gánh chịu cấm vận, song họ vẫn luôn đứng sau Putin vì chính ông làm hồi sinh sức mạnh Nga, bảo vệ nước Nga trước mối nguy từ Mỹ và phương Tây.

Washington luôn tự hào NATO là một cấu trúc an ninh tuyệt vời, đảm bảo hiệu quả trong việc phối hợp tấn công và phòng thủ của quân lực Hoa Kỳ với quân đội các nước thành viên, song sự thực thì NATO không chuẩn như Washington lầm tưởng.

Có lẽ việc nước Pháp rời bỏ sở chỉ huy tiền phương của NATO liên tiếp 43 năm và gần đây Châu Âu đang cho hình thành một lực lượng quân sự riêng của mình là minh chứng rõ ràng nhất cấu trúc của NATO không ưu việt.

Ngày 18.3.2014 khi tuyên bố xác lập chủ quyền của nước Nga với bán đảo Crimea, Tổng thống Putin đã miêu tả sự tan rã của Liên Xô “là bi kịch địa chiến lược vĩ đại nhất của thế kỷ 20″.

Lời nhận định với nhiều ý nghĩa, song phương Tây lại cho rằng đó là thể hiện tham vọng của Putin.

Từ đó Washiington và đồng minh “chỉ mặt gọi tên” Putin là kẻ thù chiến lược của NATO. Phương Tây nhận định Putin có thể tạo xung đột Nga – NATO bắt đầu từ vùng Baltic – nơi có nhiều người nói tiếng Nga sinh sống. Thế là NATO chọn đây làm đột phá khẩu chống Putin.

NATO tăng quân thường trực tới vùng Baltic và Ba Lan, thiết lập hệ thông phòng thủ tên lửa ngay tại Roumania. Điều đó vô hình trung giúp Kremlin có cớ tăng cường sức mạnh tại những nơi hiểm yếu có thể làm thiệt hại cho nước Nga, gây nguy hiểm cho người dân Nga.

Song Putin không chọn đối đầu tại đột phá khẩu của NATO.

Moscow đã nhận ra nhiều lỗ hổng của NATO vì vậy sẽ tác động vào những mắt xích rệu rã nhất của định chế này. Kremlin đã chọn đột phá vào Thổ Nhĩ Kỳ với vai trò là tiền tiêu của NATO nhưng quyền lợi chưa tương xứng.

Sự tâm đầu ý hợp giữa Putin và Erdogan đang khiến cho NATO rạn nứt. Ảnh: RT.com

Sau khi sự “kiện 17 giây” kết thúc, quan hệ Moscow – Ankara phát triển nhanh chóng thì cũng là lúc NATO ngậm quả đắng của Kremlin. Khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho rằng chỉ có Nga, Thổ và Iran mới giải quyết được ván cờ Syria thì cho thấy NATO đang rạn nứt.

Tuy nhiên, lỗ hổng lớn nhất của NATO lại nằm ngay tại nước Mỹ. Khi ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump tuyên bố sẽ không mang tiền của Mỹ đi “bảo kê” cho các thành viên khác trong NATO nếu các thành viên khác đóng góp không tương xứng với quyền lợi của mình.

Quyền lợi và trách nhiệm không ngang bằng giữa các thành viên đã làm cho lỗ hổng của NATO ngày một rộng hơn ra.

Khi Tổng thống Obama và ứng viên Hillary chỉ trích Putin tác động đến bầu cử Mỹ, đó là lời cảnh báo nghiêm khắc với sự rệu rã của hệ thống an ninh Mỹ – Châu Âu.

Bởi lẽ, theo Tướng Richard Shirreff thì gần 70 năm qua Tây Âu ổn định là phụ thuộc vào sự răn đe hiệu quả của NATO, trong đó sức mạnh quân lực Mỹ đóng vai trò chủ lực.

Nay Putin có thể vô hiệu hoá sự răn đe đó ngay từ nước nước Mỹ thì NATO sẽ bị nguy hại tới nhường nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới