Monday, November 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiAi là người trả nợ thay cho người TQ?

Ai là người trả nợ thay cho người TQ?

Khi giao dịch cổ phiếu nội địa của DN Trung Quốc dưới danh nghĩa cổ phiếu phiếu quốc tế của DN “mình ong xác ve” cũng đồng thời đổi tên con nợ…

Trung Quốc đang khiến người nước ngoài phải trả nợ thay cho họ sau những M&A by Chinese.

Sau khi doanh nghiệp Trung Quốc đã mua được tài sản và bán được nợ nần qua các thương vụ M&A by Chinese, lúc đó một DN X thuộc sở hữu của người Trung Quốc đã trở thành một DN XY với sở hữu hỗn hợp giữa cổ đông Trung Quốc và cổ đông nước ngoài.

Kết quả là giá trị của doanh nghiệp mới là : Vxy = Vx + Vy và khoản nợ mới sẽ là : Lxy = Lx + Ly.

Với cơ cấu nợ và giá trị tài sản doanh nghiệp như vậy sau khi M&A by Chinese, doanh nghiệp mới lớn hơn về quy mô song cũng gánh nợ nhiều hơn. Cho dù đòn cân nợ thay đổi nhưng số nợ thực tế thì lại phình ra.

Điều đó khiến cho việc M&A của các DN Trung Quốc không mang ý nghĩa thực tế và người Trung Quốc bị lỗ trong các thương vụ này.

Rõ ràng, DN Trung Quốc mua tài sản giá cao là có mưu đồ và tính toán kỹ lưỡng. Người Trung Quốc không những không lỗ mà tiếp sau thành công của những M&A by Chinese là việc chuyển đổi vị thế của người Trung Quốc, từ con nợ họ sẽ được thay thế bằng người nước ngoài hay nói cách khác là người nước ngoài gánh nợ thay cho người Trung Quốc sau những thương vụ M&A by Chinese.

Đổi tên con nợ qua việc quốc tế hoá cổ phiếu nội địa sau những M&A by Chinese

Ngày15/6, Morgan Stanley Capital International (MSCI) – định chế xây dựng chỉ số chứng khoán cho thị trường quốc gia và quốc tế – lại một lần nữa hoãn đưa các cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đại lục vào hệ thống chỉ số chứng khoán mới nổi của MSCI quốc tế.

Điều này khiến Bắc Kinh cực kỳ thất vọng.

“Lãnh đạo Trung Quốc giống như một người bị bạn gái bỏ rơi sau khi MSCI một lần nữa không đưa cổ phiếu nội địa Trung Quốc vào rổ chỉ số chứng khoán của thị trường mới nổi”, Bloomberg bình luận.

Các chỉ số của MSCI được xây dựng cho các thị trường chứng khoán quốc tế và quốc gia.

MSCI xây dựng các chỉ số theo các tiêu chí thống nhất, giúp cho giới phân tích và những người quan tâm có cơ sở đáng tin để nhận diện thực trạng của các thị trường chứng khoán trên thế giới là tiêu cực hay tích cực, ảm đạm hay triển vọng, từ đó quyết định việc đầu tư của mình.

Như vậy là có chỉ số MSCI quốc tế, có MSCI châu Á…Và vụ việc đối với Trung Quốc là liên quan đến MSCI quốc tế – nghĩa là những giao dịch trên thị trường chứng khoán nội địa không được sử dụng làm cơ sở xem xét khi xây dựng MSCI quốc tế.

Hiểu nôm na việc mua bán cổ phiếu nội địa tại thị trường chứng khoán Trung Quốc là của riêng nước này.

Với rào cản MSCI thì việc phát hành và mua bán cổ phiếu, trái phiếu của các DN tại Trung Hoa đại lục chỉ mang tính nội bộ, điều đó đồng nghĩa nợ doanh nghiệp, nợ quốc gia vẫn đè nặng trên vai người Trung Quốc.

Vì vậy, khi thực hiện M&A các DN mục tiêu, DN Trung Quốc cũng xây dựng phương án phát hành cổ phiếu của DN “mình ong xác ve” hậu sáp nhập.

Nếu như doanh nghiệp X trước đây gặp rào cản MSCI thì sau M&A by Chinese, doanh nghiệp XY lúc này không còn gặp rào cản đó nữa, do vậy việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu quốc tế sẽ diễn ra bình thường.

Giới phân tích cho rằng đây là một cách làm tuyệt vời của các DN Trung Quốc khi không phải vượt rào hay cố đạt chuẩn của MSCI mà né được luôn rào cản đó.

Khi phát hành và giao dịch cổ phiếu trái, phiếu nội địa của doanh nghiệp X dưới danh nghĩa cổ phiếu, trái phiếu quốc tế của DN XY thì cũng đồng thời diễn ra quá trình đổi tên con nợ – con nợ mang tên người Trung Quốc sang tên cho những người nước ngoài nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp XY.

Đến đây việc bán nợ nần theo của Bắc Kinh mới hoàn tất.

Ý nghĩa của việc mua giá cao bất thường trong các thương vụ M&A by Chinese

Việc mua giá cao bất thường trong các thương vụ M&A by Chinese đến giai đoạn này mới cho thấy ý nghĩa của nó. Người Trung Quốc đã tính toán rất kỹ việc bán nợ qua những M&A by Chinese.

Trở lại ví dụ trong bài viết trước. Nếu DN X với giá trị Vx = 1,5 tỷ USD có hệ số đòn cân nợ là 0,74, nghĩa là nợ của DN X sẽ là : Lx = 1,5 tỷ x 0,74 = 1,11 tỷ USD. Như vậy, giá trị cổ phiếu phát hành thêm của DN X chỉ nằm trong giới hạn Px < Vx – Lx = 1,5 tỳ – 1,11 tỷ = 0,39 tỷ USD.

Px < 0,39 tỷ USD. 

Tuy nhiên, khi Vxy = Vx + Vy = 1,5 tỷ + 5 tỷ = 6,5 tỷ và hệ số đòn cân nợ mới là 0,509, nghĩa là nợ của DN XY sẽ là : Lxy = 6,5 tỷ x 0,509 = 3,3085 tỷ USD. Như vậy giá trị cổ phiếu phát hành thêm của DN XY sẽ là Pxy < Vxy – Lxy = 6,5 tỷ – 3,3085 tỷ = 3,1915 tỷ USD.

Pxy < 3,1915 tỷ USD.

Trong trường hợp DN Y được mua với giá cao hơn 20%, tức Vy = 5 tỷ + (5 tỷ x20%) = 6 tỷ USD, khi đó giá trị của DN XY sẽ là : Vxy = 1,5 tỷ + 6 tỷ = 7,5 tỷ USD và hệ số đòn cân nợ mới là 0,5, nghĩa là nợ của DN XY sẽ là : Lxy = 7,5 tỷ x 0,5 = 3,75 tỷ USD. Như vậy giá trị cổ phiếu phát hành thêm của DN XY sẽ là Pxy < Vxy – Lxy = 7,5 tỷ – 3,75 tỷ USD = 3,75 tỷ USD.

Pxy < 3,75 tỷ USD.

Với tình hình doanh nghiệp XY hình thành sau khi doanh nghiệp X thực hiện M&A với doanh nghiệp Y, việc bán nợ nần của Bắc Kinh trở nên hết sức dễ dàng và lúc này thì người nước ngoài đã chính thức gánh nợ cho Trung Quốc.

Sau khi việc phát hành cổ phiếu quốc tế thành công thì tổng nợ của Trung Quốc mới thực giảm. Giai đoạn thứ nhất của M&A by Chinese đã hoàn thành.

RELATED ARTICLES

Tin mới