Saturday, December 28, 2024
Trang chủĐàm luậnTrung Quốc mua chuộc Campuchia như thế nào? (kỳ 3)

Trung Quốc mua chuộc Campuchia như thế nào? (kỳ 3)

Những thương vụ đầu tư lớn đã củng cố mối quan hệ của Bắc Kinh với Phnom Penh, nhưng chúng cũng châm ngòi cho những bất đồng chính trị chống lại Trung Quốc khi nước này áp đặt các yêu sách đối với những vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Kỳ 4. Một “người bạn tốt” cần có.

Với việc Mỹ điều các tàu khu trục trang bị tên lửa chống tăng tới gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, Biển Đông đang trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng nổ nhất trên thế giới hiện nay. Khi căng thẳng ngày càng gia tăng, Campuchia càng trở thành quân bài có giá trị sử dụng đối với Trung Quốc. Một trong những giá trị sử dụng đầu tiên là lợi dụng tư cách thành viên của Campuchia trong ASEAN. Do Hiệp hội gồm 10 quốc gia này hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận nên sự phản đối của một thành viên cũng có thể ngăn chặn bất kỳ sáng kiến chung nào của cả nhóm.

Campuchia đã sử dụng hiệu quả thẻ bài này để bảo vệ Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 7 vừa qua. Khi đó, ASEAN đã sẵn sàng ra tuyên bố chính thức về phán quyết của Tòa Trọng tài khẳng định rõ không có cơ sở pháp lý nào theo luật của LHQ cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên sau đó, do Campuchia lên tiếng phản đối nên ASEAN chỉ có thể ra được thông cáo chính thức, thay vì tuyên bố chính thức, với nội dung không đề cập gì đến phán quyết của Tòa Trọng tài. Cần lưu ý rằng, chỉ trước khi ASEAN nhóm họp vài ngày, Trung Quốc đã loan báo cam kết sẽ viện trợ cho Campuchia 600 triệu USD.

Phải thừa nhận rằng Bắc Kinh đã đón nhận thông tin về kết quả hội nghị ASEAN với thái độ đầy thỏa mãn và hàm ơn Phnom Penh. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh Bắc kinh “đánh giá cao” lập trường của Campuchia tại hội nghị, điều mà lịch sử sẽ chứng minh là “đúng đắn”. Vài ngày sau đó, Bắc Kinh hào phóng thông báo thêm một khoản viện trợ nữa trị giá 16 triệu USD giúp Campuchia xâ dựng Tòa nhà Quốc hội ở Phnom Penh. Bình luận về những điều này, chuyên gia về Đông Nam Á Murray Hiebert thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược cho biết “kể từ khi tòa trọng tài “quốc tế” ra phán quyết chống lại Trung Quốc, nước này đã đề xuất hỗ trợ 600 triệu USD cho Campuchia và đổi lại Campuchia phải hai lần ngăn chặn ASEAN ra tuyên bố chỉ trích Bắc Kinh”. Chuyên gia này giải thích thêm: “Campuchia đã được nhận lại rất nhiều. Họ được nhận viện trợ nước ngoài, được xóa nợ và đối với một chính phủ phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài như Campuchia, họ rất cần nhận được hộ trợ quan trọng từ Trung Quốc. Trong khi đó, người Trung Quốc lại không dặt những câu hỏi về nhân quyền”.

Theo một số văn hóa và ban lãnh đạo của một công ty của Trung Quốc, công ty này gần hoàn tất xây dựng một cảng nước sâu ở Campuchia nhờ sự ưu ái của Chính quyền Hun Sen và sự hỗ trợ của PLA. Cảng nước sâu này chỉ cách bờ biển Campuchia khoảng 90 km, nằm trên Vịnh Thái Lan và ở vùng nước đủ sâu (11m) cho các tày du lịch, tàu chở hàng và tàu hải quân có trọng tải 10.000 tấn ra vào. Vị trí cảng cách vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông khoảng vài trăm km. “Cảng đã gần được hoàn thành”, Giám đốc điều hành Tianjin Union Development Group (UDG), ông Soeng Songang khẳng định, UDG là công ty Trung Quốc, được Chính phủ Campuchia cấp cho vùng đất rộng 360km2 thuộc tỉnh Koh Kong với thời hạn thuê 99 năm, tổng giá trị 3,8 tỷ USD.

Theo các nhà phân tích, việc một công ty Trung Quốc xây dựng cảng biển nước sâu ở Campuchia là một minh chứng nữa cho thấy tham vọng của Bắc Kinh muốn trở thành một cường quốc biển thống trị ở châu Á. Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh xậy dựng, đầu tư và tìm kiếm mở rộng quyền tiếp cận tự do với mạng lưới các cảng biển trong khu vực. Theo như nhận định của chuyên gia về châu Á Geoff Wade thuộc Đại học Quốc gia Australia, “các cảng biển có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc theo đuổi tham vọng thống trị khu vực” của Trung Quốc. Chuyên gia này còn cho biết thêm Bắc Kinh đang đầu tư phát triển hoặc kiểm soát một chuỗi cảng biển tại Hambantota (Sri Lanka), Gwadar (Pakistan), Kyaukpyu (Myanmar), Chittagong (Bangladesh) và một số cơ sở khác (ở Thái Lan và Indonesia). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên, đặt tại Djibouti thuộc vùng Sừng châu Phi. Đây là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở lối vào phía Nam Biển Đỏ từ Ấn Độ Dương và là nơi qua lại của khoảng 30% lượng tàu thuyền thế giới.

Hiện chưa có bất kỳ đề xuất nào từ Bắc Kinh nói rằng họ sẽ sử dụng cảng biển mới ở bờ biển phía Tây của Campuchia cho các mục đích quân sự. Tuy nhiên theo chuyên gia Geoff Wade, cảng biển này đủ lớn để chứa hầu hết các tàu và tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc, nếu được yêu cầu. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý thêm rằng ngay từ đầu UDG đã nhận được sự ủng hộ cả về chính trị và quân sự từ giới chức cấp cap ở Bắc Kinh nên mới có thể tiến hành trót lọt thương vụ chuyển nhượng đất đai lớn bất thường năm 2008, qua đó giúp công ty này nắm quyền kiểm soát tới 20% tổng chiều dài đường bờ biển của Campuchia. Điều này được thể hiện rõ trong những tài liệu mà Financial Times thu thập được. Theo đó, buổi kễ ký kết đầu tư của UDG được Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ chủ trì. Sau lễ ký kết đình đám, dự án có tên Dara Sakor đã nhận được sự ủng hộ của giới chức lãnh đạo quân đội cả hai nước. Dự án bao gồm cả việc xây dựng một sân bay quốc tế, hệ thống các bệnh viện, trường học quốc tế, khách sạn 5 sao và các khu nghỉ dưỡng du lịch.

Trước đó vào tháng 7/2015, Liao Keduo – khi đó là chính trị viên của Bộ Chỉ huy Thiên Tân – đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đang ở thăm thành phố này. Theo thông tin trên trang web của UDG, ông Liao Keduo đã bày tỏ “hy vọng (dự án) Dara Sakor, bông hoa biểu tượng cho tình hữu nghị được hai nước Trung Quốc và Campuchia vun trồng, có thể đơm hoa kết trái trong một ngày gần đây”.

RELATED ARTICLES

Tin mới