Trang tin Scout.com của Mỹ vừa tiết lộ, 8 quốc gia châu Âu hiện đang âm thầm chuẩn bị cuộc chiến với Nga, cuộc chiến họ hy vọng không bao giờ đến.
Lính Ukraine và lính Mỹ tập trận chung hồi đầu tháng 11/2016
Theo Scout.com, kể từ sau Thế chiến II kết thúc, nhiều nước châu Âu đã giảm chi phí quốc phòng, nhưng gần đây lại có chiều hướng gia tăng nhằm để đối phó với một cuộc chiến với Nga, một quốc gia láng giềng mà nhiều người cho rằng hung hăng và hiếu chiến.
Theo một báo cáo mang tính phân tích của tổ chức phi chính phủ RAND Corporation, trong khi Mỹ giúp bảo đảm sự an toàn cho các thành viên NATO, thì nhiều nước trên mặt trận phía đông lại phải đối mặt nhiều với nguy cơ bị “nuốt chửng”, như Estonia chẳng hạn, có thể bị chinh phục không quá 60 giờ.
Ukraine tăng cường phòng thủ
Ukraine là một trong những quốc gia “đầu bảng” đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc chiến với Nga.
Trong khi quân đội Ukraina có khả năng chiến đấu rất hạn chế thì nhiều cấp lãnh đạo hàng đầu của Ukraine lại lo lắng thực sự về một cuộc chiến quy mô lớn với Nga.
Để đối phó, Ukraine tiến hành đào công sự, chiến hào và đặt quân đội vào kế hoạch phòng thủ cố định, như xây dựng các bẫy xe tăng và xây lô cốt cố định. Ngoài ra, quân đội Ukraine còn tăng cường hệ thống phòng không di động và các đơn vị trực chiến khác.
Ukraine đang thực hiện một kế hoạch mở rộng lực lượng hải quân, đặc biệt, bổ sung nhiều thiết bị, khí tài bị Nga bắt giữ trong chiến dịch sáp nhập Crimea năm 2014.
Estonia đào tạo du kích quân để đối phó với quân Nga
Theo RAND Corporation, các chiến trường của Estonia hiện đang sử dụng khoảng 6.000 binh sĩ và sẽ được huy động đầy đủ ngay trong ngày nếu bị Nga tấn công. Điều này thật ấn tượng, ngay cả Nga cũng chưa hề nghĩ tới.
Estonia là quốc gia thường xuyên tổ chức các cuộc thi “thể thao quân sự” và khuyến khích người dân sở hữu vũ khí trong nhà.
Các sự kiện thể thao bao gồm các cuộc tuần hành 25 dặm đường dài, bài tập trốn, nhận dạng kẻ thù, cây cối và nhiều kỹ năng khác của các du kích quân. Hơn 25.000 người Estonia đã tham gia các cuộc diễn tập hàng tuần.
Latvia đào tạo công dân tự bảo vệ đất nước
Giống như Estonia, Latvia khá lạc quan về khả năng huấn luyện công dân của mình để chống lại một cuộc xâm lược từ bên ngoài thông qua kế hoạch khá bài bản. Kế hoạch này tạo ra các công dân có thể “bảo vệ mình”, được trang bị vũ khí và các thiết bị nhìn đêm ngay tại gia.
Ngoài ra, Latvia còn đào tạo lực lượng đặc nhiệm, có quân số cao gấp 3 lần Lực lượng đặc nhiệm vũ trang Quốc gia (NFSOF) hiện nay.
Giống như hầu hết các thành viên NATO, Latvia cũng đang cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của NATO nhằm ngăn chặn xâm lược của Nga nếu chiến tranh xảy ra.
Thực tế, Anh đã gửi quân tới Latvia để tập trận, Đan Mạch và Pháp cũng đã hứa sẽ gửi những lực lượng tinh nhuệ nhất tới Latvia một khi có chiến tranh xảy ra.
Lithuania
Không giống các nước khác, Lithuania đã phát tận tay các công dân của họ một cuốn sách quốc phòng dân sự trong đó ghi chi tiết phương án hành động để tồn tại trước một cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Kể cả số điện thoại mà người dân có thể gọi để báo cáo một khi nghi ngờ có gián điệp Nga. Ngoài ra, Lithuania cũng đang có kế hoạch khởi động lại luật nghĩa vụ quân sự đối với nam giới trong độ tuổi từ 19 đến 26.
Na Uy
Na Uy đã chính thức thừa nhận tin rằng Ukraine có thể bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi quân đội Nga, điều này được khẳng định trong chuyến thăm chính thức Ukraine của người đứng đầu nhà nước Na Uy hôm 18/10/2016 mới đây.
Sau sự kiện trên Nga đưa Na Uy vào danh sách các mục tiêu tấn công bằng vũ khí “chiến lược”. Nga sử dụng từ “chiến lược” để phân biệt giữa các lực lượng thông thường với lực lượng có thể sở hữu vũ khí hạt nhân.
Na Uy đã mời thêm quân NATO vào lãnh thổ, kể cả Thủy quân lục chiến Mỹ để đào tạo. Na Uy cũng tăng cường chặn máy bay Nga bay gần khu vực bờ biển của Na Uy. Hiện tại máy bay F-16 của Na Uy bay liên tục 24/24 giờ.
Ngoài ra, quốc gia này còn mở cửa trở lại các căn cứ quân sự thời Chiến tranh lạnh ở vùng phía bắc.
Ba Lan được coi là một trong những thành viên hiếu chiến của NATO, và cũng được cảnh báo về mối đe dọa từ Moscow trong suốt một thời gian dài.
Trong vài năm trở lại đây, Ba lan đã “gặt hái” khá nhiều thỏa thuận về an ninh khu vực với các nước láng giềng, đồng thời làm hết sức mình để tự biến thái hội nhập ngày một sâu hơn với NATO.
Kể từ khi Nga và Ukraine có những bất đồng, Ba Lan đã tăng cường việc mua thêm nhiều vũ khí mới như tàu ngầm tàng hình và tự sản xuất trực thăng S-70 để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm của quân đội.
Phần Lan và Thụy Điển dựa vào bảo trợ Anh và Mỹ
Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia nổi tiếng không thích liên minh, nhưng trước sức mạnh của Nga buộc hai quốc gia Bắc Âu này quan tâm nhiều hơn đến các thỏa thuận quốc phòng nhưng có hạn chế, cho phép quân đội NATO triển khai trên lãnh thổ của mình trong trường hợp có chiến sự.
Anh và Mỹ đã ký thoả thuận với Thụy Điển và Na Uy, tất cả bốn hiệp định đã ký đều có các nội dung chi tiết khác nhau.
Nhưng, tổng thể, các thoả thuận này đều cho phép bốn nước tăng cường khả năng tương tác về quân sự, đào tạo quân sự, cũng như tham gia vào các dự án nghiên cứu, phát triển và mua sắm trang thiết bị khí tài, vũ khí phục vụ cho chiến tranh.