Trong nhà của Đặng Tiểu Bình, có một bức tranh mang tên gọi “Hai con mèo (Song miêu đồ)” của danh họa Trần Liên Đào. Trên bức tranh có dòng thư pháp viết rằng: “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột thì đều là mèo tốt”.
“Thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình, được bắt chước một cách hài hước
bởi họa sĩ vẽ tranh biếm họa chính trị Rebel Pepper (Ảnh: Rebel Pepper)
Vào năm 1985, ông Đặng được bình chọn là “Người đàn ông của năm” bởi tạp chí Time. Thuyết mèo trắng, mèo đen cũng là bài đặc biệt trong tạp chí Time. Năm đó, “Thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình phổ biến từ Trung Quốc ra cả thế giới. Kể từ Phiên họp thứ ba của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, “Thuyết con mèo” đã trở thành biểu tượng về mặt lý thuyết cho quá trình chuyển đổi phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Mèo bắt chuột
Mèo sinh ra là để bắt chuột. Nhưng con người có nhân tính, không có điều đó thì con người không phải là người. Tuy nhiên, con người cũng có mặt ích kỷ, cũng có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ. Hầu hết mọi người đều muốn giàu có, từ hoàng đế cho đến dân thường.
Các doanh nghiệp có cùng bản chất về mặt cạnh tranh thị trường. Sự thôi thúc phải “bắt chuột” là hoàn toàn khác nhau giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân được thúc đẩy bằng động lực mạnh mẽ về tư lợi, tương tự với bản chất của mèo hoang. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì lại khác, bởi vì “việc bắt chuột” không trực tiếp liên quan đến “việc ăn chuột”. Do vậy, bản chất của họ đã thay đổi. Ví dụ, ông Trữ Thời Kiện đã tạo ra tập đoàn thuốc lá Hồng Tháp lẫy lừng, phải nộp hàng chục tỷ nhân dân tệ tiền thuế mỗi năm. Nhưng cuối cùng, ông Chu đã bị kết án hàng chục năm tù chỉ vì trộm một “con cá nhỏ”. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã buộc con mèo nhìn vào con cá, nhưng lại không cho phép mèo ăn cá.
Cho phép tất cả mèo bắt chuột
Tại sao một số con mèo có thể bắt chuột, nhưng những con mèo khác lại không thể? Trong một môi trường xã hội nhất định, điều đó tùy thuộc vào việc liệu chúng có được cho phép làm như vậy hay không. Tất cả mèo đều có bản chất bắt chuột. Nhưng nếu một số con mèo bị nhốt trong lồng thì chúng không thể bắt chuột. Từ quan điểm này, tuyên bố “bất kể mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột thì đều là mèo tốt” là một tuyên bố sai lầm.
Điều này cũng đúng với ngành công nghiệp sinh lợi nhuận. Lấy ví dụ về ngành tài chính, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước dễ dàng được đáp ứng nhu cầu vốn nhưng lại rất khó khăn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Liệu có phải các doanh nghiệp tư nhân không biết cách quản lý tài chính của họ? Dĩ nhiên là không rồi. Để bảo vệ “mèo nhà nước”, một số “mèo hoang” không được phép “bắt chuột”. Trong một môi trường thị trường bất bình đẳng, sẽ không thể biết được mèo nào là mèo tốt.
Mèo bắt chuột không phải là bí quyết thành công. Bí quyết thành công đó là tất cả chúng ta đều có thể bắt chuột. Tại sao bạn lại là người duy nhất được phép bắt chuột?
Không phải tất cả những con mèo giàu đều là mèo tốt
Mèo trắng hay mèo đen, những người trở nên giàu có đầu tiên không nhất thiết là những con mèo tốt. Việc để cho một số người giàu trước là một chiến lược của “Thuyết con mèo”. Chiến lược này cho phép một số người tại Trung Quốc trở thành những ông trùm đẳng cấp thế giới. Nó cũng làm cho Trung Quốc phát triển thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, việc không cho phép mèo trắng bắt chuột đã khiến mèo đen trở nên rất lớn. Sau khi mèo đen trở nên giàu có, họ không có ý định để cho mèo trắng tham gia bắt chuột.
Trong ba thập kỷ sau cải cách của Trung Quốc, phần lớn các ông trùm và doanh nhân giàu có Trung Quốc đã được hưởng lợi đến một mức nào đó từ sự bất công vốn có này trong chế độ. Lý do mà bạn bắt chuột không phải vì bạn có năng lực hơn Jack Ma, mà bởi vì người lãnh đạo của bạn cho phép bạn làm điều đó.
Hệ thống phân bổ rối loạn chức năng
Trong một thời gian dài, một xu hướng chính sách kinh tế nguy hiểm đã rất thịnh hành: sử dụng các chính sách “trọng cầu” hoặc “trọng cung”. Những chính sách này cuối cùng đã thúc đẩy hơn nữa lợi ích của một số người bằng cách để họ được hưởng lợi. Trên thực tế, nhiều lần các chính sách đã được thực hiện để mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, nhưng thường chỉ có một số ít người được hưởng lợi ích. Đây là thực tế.
Những cải cách “trọng cầu” và “trọng cung” được phát triển bởi các nền kinh tế phương tây không thể giải phóng tình trạng tắc nghẽn kinh tế của Trung Quốc. Vấn đề thực sự của nền kinh tế Trung Quốc đó là cơ chế “phân bổ” của nó đang thoái hóa. Nền kinh tế nước này không thể điều chỉnh phân bổ công bằng các phúc lợi xã hội. “Phía phân bổ” của bộ máy đã hư hỏng và ngừng hoạt động. Trên thực tế, nó đang thúc đẩy quá trình biến người giàu thì ngày càng giàu, người nghèo lại ngày càng nghèo.
Trong quá khứ, chúng ta đã từng nhắc đến sự rối loạn chức năng trong hệ thống phân bổ như là một vấn đề về phân bổ thu nhập. Trên thực tế, đây là cái nhìn một chiều. Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, có rất nhiều cách để trở nên giàu có, và thu nhập chỉ là một trong số những cách đó và không còn là cách chính nữa. Chưa nói đến việc họ giàu có đến mức nào, liệu họ có trở nên giàu có bằng thu nhập từ lao động? Rất ít.
Để phần lớn người dân được trở nên giàu có thì không thể bị hạn chế bởi thu nhập lao động. Thu nhập từ lao động thì hạn chế. Họ cần tri thức, vốn, mối quan hệ và những cơ hội. Ví dụ, nếu một người buôn bán nhỏ muốn mở một cửa hàng hoặc mở rộng việc kinh doanh, ông ấy cần có khả năng thanh toán bằng tiền mặt. “Có vốn” là điều rất cần thiết đối với ông ấy. Không có vốn và chỉ dựa vào tiền tiết kiệm từ thu nhập của mình, ông ấy không thể thực hiện được mong muốn mở cửa hàng.
Các cơ hội huy động vốn liên quan đến việc phân bổ vốn, tiếp cận tri thức và giáo dục. Những cơ hội để tích lũy tài sản có liên quan đến sự công bằng và bình đẳng xã hội. Phương thức mà xã hội phân bổ các nguồn lực một cách công bằng cho tất cả các thành viên của xã hội không chỉ là vấn đề về phân bổ thu nhập mà còn là vấn đề cạnh tranh công bằng. Nếu không có sự cạnh tranh công bằng, cơ hội sẽ bị kiểm soát hoặc bị độc quyền bởi một số người và xã hội sẽ thúc đẩy sự phân cực của cải.
Tại sao những con mèo đen lại béo hơn mèo trắng? Không phải là vì có sự khác nhau về gen hoặc mèo đen thông minh hơn, có nhiều khả năng hơn hay làm việc chăm chỉ hơn, mà vấn đề nằm ở chủ sở hữu.