Saturday, January 4, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiKinh tế Mỹ sẽ ra sao dưới thời Donald Trump?

Kinh tế Mỹ sẽ ra sao dưới thời Donald Trump?

Với sự hỗ trợ của Quốc hội, khi đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện, ông Trump sẽ có khả năng thực hiện những thay đổi lớn, có hiệu lực trong dài hạn.

Tác động kinh tế từ việc Donald Trump làm Tổng thống có thể rất lớn, với cả nước Mỹ và toàn cầu. Trong ngắn hạn, phản ứng của thị trường sẽ nhận được nhiều sự chú ý nhất.

Ông Trump sẽ chưa làm Tổng thống cho đến đầu năm 2017. Vì thế, thị trường khó có thể dự đoán và đặt cược vào sự thay đổi chính sách. Các thị trường chứng khoán hôm qua đều đi xuống đầu phiên và chỉ phục hồi về cuối. Tuy nhiên, chính sự biến động, chứ không phải sụt giảm, mới là điều đáng nói. Do người ta còn chưa rõ liệu ông Trump sẽ ưu tiên những gì sau khi nhậm chức.

Tình hình thị trường có thể gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ và toàn cầu. Tuy nhiên, rủi ro này có thể đang bị thổi phồng. Biến động sau sự kiện người Anh bỏ phiếu rời EU cũng không gây hại ngay lập tức như nhiều nhà quan sát lo sợ. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố khác cũng có tác động bù trừ. Hiện tại, thị trường vẫn dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi vào tháng 12. Tuy nhiên, việc này có thể đảo chiều nếu thị trường bất ổn. Ngân hàng trung ương các nước cũng đang sẵn sàng nới lỏng nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, nền tảng chính sách của ông Trump có thể là kích thích trong trung hạn. Dù các kế hoạch kinh tế của ông chưa bao giờ được công bố chi tiết, một số cũng đã khá rõ ràng. Đầu tiên, ông sẽ giảm thuế mạnh tay. Việc này chủ yếu có lợi cho người giàu và khiến thâm hụt ngân sách tăng. Ngoài ra, ông có thể sẽ tăng chi cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng. Kế hoạch trục xuất lượng lớn người nhập cư trái phép cũng sẽ khiến ngân sách thêm nặng gánh.

Dưới thời Tổng thống Obama, cả chi tiêu công và tiền đi vay đều giảm, nếu so với tỷ lệ trên GDP. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa, xu hướng này có thể đảo ngược. Dĩ nhiên, phản ứng của Fed với các chính sách của Chính phủ sẽ quyết định mức độ hiệu quả của các chính sách kích thích tài khóa này với nền kinh tế.

Tuy nhiên, vai trò của Fed với nền kinh tế có thể bị đe dọa. Ông Trump luôn chỉ trích các lựa chọn chính sách tiền tệ của Chủ tịch Fed – bà Janet Yellen. Sau khi Trump nhậm chức, bà sẽ không được tái chỉ định cho chức vụ này, khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2018. Trước đó, Trump vẫn sẽ có cơ hội tác động đến các ghế trong Hội đồng Thống đốc Fed. Trong ngắn hạn, không lựa chọn chính sách nào có thể có tác động như sự bổ nhiệm này. Nếu Trump có thể thúc giục Fed hành động theo hướng thắt chặt hơn, suy thoái trong ngắn hạn là điều chắc chắn.

Các thay đổi chính sách khác cũng sẽ có tác động lên sự phân phối thành quả kinh tế. Nếu đảng Cộng hòa bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế của ông Obama – Obamacare, hàng triệu người Mỹ sẽ mất bảo hiểm. Việc này sẽ gây ra hậu quả về nhân đạo trầm trọng, nếu chính phủ không có kế hoạch thay thế.

Những người nhập cư trái phép và gia đình của họ cũng sẽ chịu nhiều tác động hơn dưới thời ông Trump, so với thời Tổng thống Obama. Họ sẽ bị giảm cơ hội chuyển việc, đầu tư lớn và có thể sẽ yêu cầu trả lương cao hơn hoặc chăm sóc y tế tốt hơn.

Về thương mại, ông Trump muốn đàm phán lại hiệp định thương mại tự do với Mexico và Canada. Tương tự, ông cũng sẽ lấy lý do Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ làm chất xúc tác cho các cuộc đàm phán với nước này.

Mục tiêu của Trump là thu hẹp thâm hụt thương mại và mang việc làm trong ngành sản xuất về lại Mỹ. Tuy nhiên, Mexico và Trung Quốc khó chấp nhận nhượng bộ. Họ sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối tại quê nhà nếu đầu hàng trước Mỹ.

Vì vậy, nếu đàm phán không có kết quả, Trump có thể đơn phương áp đặt các lệnh hạn chế thương mại. Tuy nhiên, những động thái như vậy có thể khiến các nước khác trả đũa tương tự. Triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu, vốn đang khá ảm đạm so với thời bùng nổ toàn cầu hóa những năm 2000, giờ còn có thể u ám hơn.

Những thay đổi chính sách khác cũng khó dự đoán. Có người cho rằng ông Trump không hứng thú với việc hợp tác quốc tế để hạn chế trốn thuế hay kìm hãm quyền lực của các ngân hàng toàn cầu. Bên cạnh đó, ông có thể ngừng hỗ trợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Việc này sẽ khiến hệ thống tài chính thế giới phần nào mất đi cơ hội xoa dịu các cú sốc lớn.

Ông Trump cam kết giảm các quy định kiểm soát, nhưng rất khó đoán trước ông sẽ phản ứng thế nào trước các xu hướng kinh tế quan trọng, ví dụ mua bán – sáp nhập trong các ngành công nghiệp Mỹ. Xuất thân là doanh nhân, ông có xu hướng tăng quyền lực cho các công ty lớn. Việc này có lợi cho lợi nhuận, nhưng cũng làm tăng chủ nghĩa kinh tế quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn cho Mỹ và giảm quyền lực đàm phán của công nhân.

Một số ngành công nghiệp, như các công ty dầu đá phiến, có thể tự do hơn dưới thời ông Trump. Đây là tin tốt cho các hãng năng lượng trong ngắn hạn, và với cả người tiêu dùng nữa. Nhưng mặt khác, tiến triển trong việc giảm khí thải mà chính phủ các nước đã làm được trong vài năm qua đang bị đe dọa. Vì người Mỹ đã trao quyền kiểm soát nền kinh tế lớn nhất cho đảng không tin vào sự nóng lên toàn cầu.

Bên cạnh đó, ông Trump sẽ kiểm soát quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Rất khó đoán được ông sẽ sử dụng lực lượng này như thế nào. Bất kỳ động thái nào khiến xung đột tại Trung Đông và châu Á trầm trọng hơn đều sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế lớn – giá dầu tăng vọt, thị trường toàn cầu hoảng loạn và thương mại gián đoạn. Chi phí kinh tế và con người cho một cuộc chiến tranh cũng khó có thể dự tính.

Kể cả nếu ông Trump không đặt Mỹ và thế giới vào một cuộc xung đột hay suy thoái, những ảnh hưởng lên quỹ đạo tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ rất lớn. Ông có thể đảo ngược quá trình toàn cầu hóa vốn đang chậm lại. Việc này sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của các công nhân, khiến kinh tế thế giới bước vào cuộc cạnh tranh chẳng ai là người thắng cuộc.

Các quốc gia đang phát triển sẽ cảm thấy khó sử dụng thương mại để thúc đẩy tăng trưởng và khó đưa người nhập cư sang các nước giàu. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong việc ngăn chặn ảnh hưởng từ các cú sốc kinh tế, tài chính lớn ở các nước này sẽ bị phá vỡ. Economist cho rằng tương lai sẽ u ám hơn nhiều với họ hơn là các nước giàu.

RELATED ARTICLES

Tin mới