Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ kết án tử hình lãnh đạo tỉnh Quảng Đông có 14...

TQ kết án tử hình lãnh đạo tỉnh Quảng Đông có 14 hộ chiếu giả và tài sản 300 tỷ đồng

Nguyên Chủ tịch chính hiệp tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Chu Minh Quốc đã bị kết án tử hình hoãn thi hành án 2 năm. Ông này sở hữu tài sản hơn 300 tỷ đồng không có nguồn gốc, 14 hộ chiếu giả và một số vũ khí. Ngoài ra, còn một tội danh bí mật chưa được nêu tên.

Ngày 11/11, nguyên Chủ tịch Chính trị Hiệp thương (Chính Hiệp) tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Chu Minh Quốc đã bị kết án tử hình hoãn thi hành án 2 năm với tội danh nhận hối lộ và sở hữu “một khối tài sản khổng lồ” không rõ nguồn gốc, theo Tân Hoa Xã.

Phán quyết của Tòa án Nhân dân thành phố Liễu Châu tỉnh Quảng Tây nêu rõ Chu Minh Quốc bị phát hiện lợi dụng chức vụ trong giai đoạn 2002 – 2014 để làm lợi cho người khác bỏ thầu các dự án, đồng thời giúp người khác thăng quan tiến chức.

Ông Chu Minh Quốc đã nhận số tài sản và khoản hối lộ trị giá 141 triệu Nhân dân tệ (20,7 triệu USD) một cách trực tiếp hoặc thông qua vợ, đồng thời sở hữu số tài sản trị giá trên 91 triệu Nhân dân tệ (khoảng 300 tỷ đồng) từ các nguồn không minh bạch, theo SCMP.

Cựu quan chức này đã thừa nhận về khoản hối lộ khổng lồ và hối hận nói trong nước mắt trước tòa rằng: “Đó là một sai lầm nghiêm trọng”.

Theo tạp chí Trend của Hồng Kông, cơ quan điều tra còn phát hiện tại nhà riêng của Chu Minh Quốc có 14 hộ chiếu giả của ông này. Các hộ chiếu giả được giấu trong 10 khung ảnh mà có lồng ảnh chụp giữa Chu với các đảng viên khác. Báo cáo điều tra cho biết có 6 hộ chiếu ghi đặc điểm nhận dạng là nữ, 8 cái sử dụng tên giả. Chưa rõ các hộ chiếu giả này được dùng với mục đích gì.

Theo cáo trạng, trong thời gian giữ các chức vụ Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh Quảng Đông và Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Quảng Đông từ năm 2002-2014, ông Chu (59 tuổi) đã lợi dụng chức vụ để trục lợi cho người khác nhằm đổi lấy những khoản tiền, thông qua việc can thiệp vào một số dự án, gói thầu đất và thăng chức.

Theo báo Pháp chế Buổi chiều, Quốc sở hữu 2 biệt thự kiểu cung điện sang trọng ở Hải Nam. Cửa nhà có 24 bậc đá và tượng Kỳ lân. Người dân địa phương kể, đá để làm bậc do các ông chủ ở Trùng Khánh dùng tàu biển và hàng chục xe tải chở từ trong nội địa ra. Đồ gỗ trong nhà làm toàn bằng gỗ sưa. Thậm chí khi Quốc bị bắt, trong nhà có rất nhiều vàng bạc…đặc biệt là có cả những bó tiền giấy đã bị mục.

Ngoài việc ông Chu phải lĩnh án tử hình hoãn thi hành, thì tất cả các tài sản không rõ nguồn gốc của ông này đều bị tịch thu.

Trước đây, Chu Minh Quốc từng giữ các chức vụ Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, Ủy viên thường vụ tỉnh Quảng Đông và Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông.

Một tội danh chưa được nêu tên

Đầu năm 2015, Chu Minh Quốc đã bị bắt giữ để điều tra. Tuy nhiên, sự tham gia của ông ta trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã không được đề cập đến trong bản tuyên bố chính thức.

Theo Minh Huệ Net, ít nhất 19 học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh đã bị tra tấn đến chết từ năm 2001 đến năm 2006, khi Chu Minh Quốc là Cục trưởng Cục Công an Trùng Khánh và thành viên thường ủy của Ủy ban nhân dân thành phố Trùng Khánh.

Các học viên bị bức hại ở trên là những công dân tuân thủ pháp luật làm việc trong các ngành nghề khác nhau bao gồm phó chủ tịch huyện, phó giáo sư, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, cán bộ nghỉ hưu, người quản lý thư viện, nhân viên tàu lửa, công nhân và nông dân.

Chu Minh Quốc đã chủ trì một cuộc họp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) tại Trùng Khánh vào ngày 19 tháng 12 năm 2001. Ông ấy đã lệnh cho cấp dưới của mình tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công và bắt các học viên Pháp Luân Công phải trải qua các lớp tẩy não.

Sau khi Giang Trạch Dân, cựu bí thư của ĐCSTQ, đến thăm Trùng Khánh vào ngày 11 tháng 06 năm 2002, Chu Minh Quốc đã tổ chức một hội nghị các UBCTPL và ra lệnh cho những người tham dự thực hiện chính sách khủng bố Pháp Luân Công một cách có hệ thống.

Chu Minh Quốc đã chỉ đạo việc tra tấn tàn bạo với quy mô lớn các học viên Pháp Luân Công tại các trại cưỡng bức lao động, nhà tù, các trung tâm tẩy não và trại giam tại Trùng Khánh vào năm 2002.

Dưới thời lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân, nhiều quan chức Trung Quốc đã tích cực thực thi theo lệnh của ông này để đàn áp Pháp Luân Công – môn rèn luyện tinh thần và sức khỏe theo Chân – Thiện – Nhẫn. Theo một báo cáo đã có gần một ngàn quan chức cao cấp Trung Quốc tham gia chiến dịch này bị bắt giữ, kết án hoặc bị báo ứng.

RELATED ARTICLES

Tin mới