Friday, December 27, 2024
Trang chủĐàm luậnLối thoát nào cho ngư trường truyền thống ở Scarborough?

Lối thoát nào cho ngư trường truyền thống ở Scarborough?

Mấy ngày qua thông tin Trung Quốc rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough ở Biển Đông có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ song phương ngày càng nồng ấm giữa Bắc Kinh và Manila.

Người lính Philippines buông súng, hi vọng tàu hải cảnh Trung Quốc rút khỏi Scarborough.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Mỹ và Philippines hiện đang xác minh liệu các tàu hải cảnh Trung Quốc đã rút khỏi Scarborough hay chưa.Phát biểu trước các phóng viên tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken nói rằng, mọi hành động rút khỏi bãi cạn đều được Washington hoan nghênh. Ông Blinken nhắc đến khả năng diễn biến này bắt nguồn từ đàm phán song phương giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vốn khiến quan hệ Mỹ-Philippines trở nên xa cách.

Ngày 29-10, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói ngư dân nước này lần đầu tiên sau 4 năm, đã có thể vào đánh cá mà không hề bị cản trở ở bãi cạn Scarborough. Ông Lorenzana cũng thừa nhận thông tin này cần phải được kiểm chứng thêm.

Các máy bay của Không quân Philippines trong tuần này sẽ có chuyến tuần tra trên cao xung quanh bãi cạn để đánh giá tình hình. Bãi cạn Scarborough cách phía tây đảo Luzon của Philippines khoảng 250 km.

Đây là một trong những điểm nóng tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Bắc Kinh và Manila. Trung Quốc gọi bãi cạn này là Hoàng Nham.

Theo chuyên gia Trung Quốc, Bắc Kinh tránh nhắc đến việc “cho phép Philippines đánh cá” trong tuyên bố chung với Manila khi ông Duterte thăm Trung Quốc. Bắc Kinh muốn né tránh những hiểu nhầm rằng Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Philippines.

“Cho phép đánh cá tự do có thể không phải là vĩnh viễn và chính thức, vẫn còn quá sớm để đánh giá xem quan hệ Trung Quốc-Philippines sẽ phát triển theo chiều hướng nào” – đó là nhận xét của Du Jifeng, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề khu vực Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Còn chuyên gia hàng hải ở Bắc Kinh nói rằng, cả Trung Quốc và Philippines muốn tìm lối thoát cho tranh cãi về quyền đánh bắt cá. Đây là một trong những điểm mấu chốt kể từ khi Manila cáo buộc Bắc Kinh cấm ngư dân nước này đến ngư trường truyền thống ở Scarborough.

“Sau chuyến thăm của ông Duterte, dường như cả hai bên đã đạt được sự hiểu biết lẫn nhau để hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực”, ông Du nói.

Nhà quan sát quân sự ở Bắc Kinh, Li Jie nhận định, vấn đề đánh cá trong vùng biển tranh chấp liên quan trực tiếp đến chủ quyền và cần có thời gian để các bên giải quyết. Thay vì đơn giản là cấm ngư dân Philippines vào bãi cạn, Bắc Kinh muốn thử nghiệm xem liệu quyết định cho phép ngư dân Philippines quay trở lại Scarborough có phải là cách hạ nhiệt căng thẳng hay không, chuyên gia Li Jie nói.

Trước chuyến thăm đến Bắc Kinh của ông Duterte, có những tin đồn rằng liệu vấn đề Biển Đông có được nhắc đến hay không. Trên thực tế, ông Duterte sau đó xác nhận rằng hai bên đã có cuộc “đàm phán riêng” và ông sẽ “để chính quyền Trung Quốc” quyết định xem nên làm thế nào.

Vấn đề này không được nhắc đến trong tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa ông Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảoLuzoncủa Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nước này, ít nhất là từ thế kỷ 13, và họ còn đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng.

Trước tháng 4-2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Ngư dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản. Vào những thời điểm trong quá khứ, đặc biệt là cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, hải quân Philippines từng bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đi vào khu vực bãi cạn này.

Sự kiện bắt đầu khi tàu Philippines phát hiệnngư dânTrung Quốc đánh bắt hải sản bị cấm ở bãi cạn và định tịch thu. Ngày08 -42012, Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Sau khi nhận được thông báo của các tàu, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Soái hạm BRP Gregorio del Pilarcủa Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này. Ngày10-4-2012, hai tàu hải giámTrung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc.

Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5-2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn, nơi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền.

Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines kể từ năm 2012 và là một trong những nguyên nhân chính khiến Manila nộp đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng Tài thường trực vào năm 2013.

Thế rồi Bắc Kinh hết đường cãi, chấp nhận thua kiện!

Nhưng điều ngạc nhiên là người thắng và kẻ thua bỗng hồ hởi quấn lấy nhau. Và hàng loạt các hoạt động quân sự, ngoại giao lúc căng lúc trùng diễn ra chung quanh hòn đảo này. Thế giới lại một phen ngơ ngác trước hành động của Tổng thống Duterte. Người bảo ông này khôn, kẻ bảo dại. Người bảo ông ta là anh hùng, người khác bảo là tên phản bội. Nhưng số đông thì cười mỉm: hãy cứ để mèo vờn chuột, miễn đừng đụng đến ta!

RELATED ARTICLES

Tin mới