Monday, November 18, 2024
Trang chủBiển nóngLiệu TQ có được những gì họ muốn ở Đông Á?

Liệu TQ có được những gì họ muốn ở Đông Á?

Trang tin East Asian Forum nhận định trật tự khu vực Đông Á đang trong quá trình chuyển đổi lớn, nhưng bản chất và kết quả của quá trình chuyển dổi này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Bằng cách tác động lên các nước đang phát triển, Trung Quốc dường như đang làm thay đổi sự cân bằng ảnh hưởng trong khu vực nhưng thực sự Bắc Kinh có ảnh hưởng đối với việc lựa chọn và chính sách của các nước này hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Trung tâm thương mại TQ

Bắc Kinh đã và đang nuôi dưỡng điều khiển “chư hầu” nhỏ để đóng vai trò “gây rối” trong các sáng kiến khu vực. Campuchia và Lào đã thực hiện vai trò này trong khối ASEAN vào các năm 2012 và 2016, khi cố gắng ngăn chặn khôi này xây dựng một lập trường chung về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc. Các thỏa thuận thương mại của Trung Quốc, các khoản cho vay ưu đãi và đầu tư có mục tiêu tại các nước đang phát triển giúp Bắc Kinh mua được sự ủng hộ và nuôi dưỡng quan hệ phụ thuộc. Trái ngược với phương pháp tập trung vào an ninh của Mỹ, việc tăng cường quan hệ của Trung Quốc vói các nước đang phát triển ở châu Á và các nước láng giềng là đan xen các vấn đề rộng hơn, bao gồm chính trị và kinh. Mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc cũng khá mềm dẻo do các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc tập trung mũi nhọn vào đau tư, trái ngược với đầu tư tư nhân của Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Khi phân tích các ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc đối với trật tự khu vực, có 5 khía cạnh quan trọng cần xem xét.

Thứ nhất, rất ít khi Bắc Kinh “vô tư” giúp đỡ các nước láng giềng nhỏ hơn và yếu hơn đang phát triển. Thay vào đó, Bắc Kinh gia tăng quyền lực của mình bằng cách lợi dụng các vấn đề phát triển kinh tế cấp thiết và giúp chỉnh phủ các nước đáp ứng nhu cầu “về các khoản đầu tư song phương nhanh chóng và không minh bạch”.

Thứ hai, với cách tiếp cận của chủ nghĩa phát triển, ý định chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc là đầu tư vào ảnh hưởng tương lai tại châu Á. Kể từ giữa những năm 1990, mục tiêu nhất quán của Bắc Kinh là thúc đẩy sự ổn định trong các vùng phụ cận và thúc đẩy cơ hội phát triển kinh tế để đảm bảo an ninh của chính họ và hỗ trợ các nỗ lực nhằm khôi phục vai trò và vị thế quốc tế của mình.

Thứ ba, Trung Quốc không dễ dàng đạt được những gì họ muốn – ngay cả với các nước yếu hơn. Thay vào đó, mức đọ ảnh hưởng của Trung Quốc có xu hướng phụ thuộc vào động lực nội tại của các nước láng giềng. Động lực này có thể bị suy yếu do nhiều yếu tố ngoài ý muốn. Cạnh tranh giữa các nhân vật chính trị và giữa các nhóm lợi ích ở các nước này có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể chống lại lợi ích của Trung Quốc. Hiện có một số nhà lãnh đạo ASEAN đang tích cực ve vãn Trung Quốc nhằm có được các khoản đầu tư to lớn và thu hút sự quan tâm của Trung Quốc hơn là mục đích ngoại giao đơn thuần.

Thứ tư, tác động toàn diện của sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đối với sự phát triển của châu Á cũng bị hạn chế bởi các điều kiện cấu trúc rộng lớn hơn. Các tổ chức quốc tế chẳng hạn như Lien hạp quốc và tổ chức tài chính Bretton Woods vẫn đang do phương Tây thống trị. Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như có những điểm chưa biết về các nước láng giềng nhỏ đang phát triển. Trung Quốc còn đánh giá thấp vai trò của những nước yếu hơn trong khu vực và Bắc Kinh đã không nhận ra là các ảnh hưởng nhỏ có thể gay ra các tác động phá hoại lớn nếu có các hành vi không phù hợp hoặc cưỡng chế. Các vấn đề này đều tác động đáng kể trong tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc tại Biên Đông. Trung Quốc có xu hướng coi lập trường cứng rắn của các bên tranh chấp nhỏ hơn là do bị chi phối bởi chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ, chứ không coi chủ nghĩa dân tộc tại các nước nhỏ hơn này là nguyên nhân phản kháng Trung Quốc trong các cuộc xung đột hiện nay và trong tương lai.

Theo tác giả, hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng rằng Bắc Kinh có thể dễ dàng “điều khiển” các nước đang phát triển ở khu vực này mà Trung Quốc hứa hẹn với các khoản tín dụng cấp tốc, xây dựng hạ tầng giá rẻ… Với những lý do trên, chiến lược an ninh và phát triển của Trung Quốc tại châu Á cần chú ý tới sự phức tạp trong mối quan hệ chiến lược của họ với Mỹ và các cường quốc khu vực khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…

RELATED ARTICLES

Tin mới