Thursday, April 18, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMỹ đang để chỗ trống châu Á, Úc xoay trục sang TQ?

Mỹ đang để chỗ trống châu Á, Úc xoay trục sang TQ?

Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách lấp chỗ trống của Mỹ ở châu Á, trong khi Australia đang để ngỏ khả năng xoay trục sang Bắc Kinh.

Australia đang cân nhắc xoay trục sang Trung Quốc sau khi ông Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống

Trung Quốc tìm cách lấp chỗ trống của Mỹ

Ngày 19/11 tờ The Straits Times ngày đăng tải bài viết với tiêu đề “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy lấp chỗ trống của Mỹ”.

Theo đó, vào ngày thứ 7 (19/11), ông Tập Cận Bình đã kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương đang dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Lima, Peru nhanh chóng tham gia các hiệp định thương mại tự do do Bắc Kinh hậu thuẫn, sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Chiến thăng gây sốc của Trump có thể đánh dấu sự sụp đổ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Bởi lẽ ngay từ lúc tranh cử, tỷ phú người Mỹ đã tuyên bố bãi bỏ TPP. Việc này khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước khả năng Mỹ rút đi để lại khoảng trống rất lớn.

Theo nhận định của The Straits Times, đồng minh lâu năm của Mỹ là Australia và Nhật Bản có thể phải tìm đến Trung Quốc để lấp đầy khoảng trống.

Bắc Kinh bị Washington loại trừ khỏi TPP hiện đang đứng trước 2 lựa chọn. Thứ nhất là hiệp định thương mại tự do với tất cả 21 thành viên châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Thứ hai là hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) 16 thành viên, trong đó đáng chú ý bao gồm Ấn Độ, nhưng không có Mỹ .

Ông Tập Cận Bình thúc giục các nhà lãnh đạo khu vực để đẩy nhanh việc tham gia cả 2 hiệp định này tại hội nghị thượng đỉnh ở Lima, Peru.

“Xây dựng một Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương là một sáng kiến chiến lược quan trọng đối với sự thịnh vượng lâu dài của khu vực”, ông Tập cho biết trong một bài phát biểu tại hội nghị APEC.

“Chúng tôi kiên quyết theo đuổi FTAAP. Cởi mở chính là sự sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Tập nhấn mạnh.

Đối mặt với những nguy cơ từ phía ông Donald Trump, chủ tịch Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa các mối quan hệ quốc tế và kiên quyết không đóng cửa với thế giới bên ngoài.

“Chúng tôi sẽ mở rộng toàn cầu hóa kinh tế bằng cách hỗ trợ các cơ chế thương mại đa phương, thúc đẩy FTAAP và làm việc để sớm kết thúc đàm phán về Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực”, ông Tập nói.

Trong khi đó, theo nhận định của tờ Financial Times, Chủ tịch Trung Quốc đang vạch ra tầm nhìn mới trong bối cảnh lo ngại Mỹ rút khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới thời tổng thống đắc cử mới Donald Trump.

Vì vậy để phòng ngừa những rủi ro từ TPP, hiện nay Trung Quốc đang thúc đẩy nhanh chóng FTAAP và RCEP và những nước như Peru đang tỏ vẻ quan tâm đến hiệp định này.

Thậm chí, ông Tập còn tuyên bố, Trung Quốc dự sẽ sớm kết thúc RCEP và mở cửa cho các nước Mỹ La tinh cùng tham gia sáng kiến “một vành đai, một con đườn” do nước này khởi xướng.

Australia cân nhắc xoay trục sang Trung Quốc

Chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đã khiến nhiều đồng minh lâu năm thân cận của nước này phải tính toán lại tính sách đối với Washington, trong đó có Australia.

Tờ Financial Times ngày 16/11 đưa ra nhận định, Chính phủ Canberra đang cân nhắc “xoay trục” sang Trung Quốc sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 8/11 vừa qua.

Australia  đã nhanh chóng thúc đẩy mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhằm duy trì thế cân bằng cần thiết khi ông Trump sẽ trở thành chủ nhân của Nhà Trắng vào thời tháng 1 tới.

Ông Steven Ciobo , Bộ trưởng Thương mại Australia nói với báo chí rằng, nước này sẽ nỗ lực thúc đẩy để có thể thiết lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương.

Đây là sáng kiến thương mại do Trung Quốc đưa ra, gồm 16 nước châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Mỹ.

Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ đã theo đuổi TPP với tham vọng kết nối các đồng minh cũng như tất cả các quốc gia khu vực nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng có ý định chuyển sang Hiệp định RCEP do Trung Quốc khởi xướng nếu như TPP  gặp bế tắc.

Trong một phát biểu được đưa ra hôm 15/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: “Không có gì nghi ngờ rằng Nhật Bản sẽ xoay trục sang RCEP nếu TPP không được thực hiện”.

Ông Abe cho biết sẽ truyền đạt những suy nghĩ của mình về TPP trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 17/11 (giờ Mỹ).

Còn ông Faraz Syed, nhà phân tích kinh tế hãng Moody, hy vọng các nền kinh tế châu Á tăng cường nỗ lực nhiều hơn vào RCEP và FTAAP nếu chính sách thương mại của Mỹ bị hạn chế.

RELATED ARTICLES

Tin mới