Tuesday, November 5, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ bỏ rơi Hồng Kông

TQ bỏ rơi Hồng Kông

Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu Hồng Kông, không được lòng giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay và gần như chắc chắn sẽ không được tiến cử cho nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử tháng 3 sắp tới.

Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông (trái,
ảnh: SCMP), Ông Tập Cận Bình; Chủ tịch Trung Quốc (ảnh: Flickr)

Theo một nguồn tin đáng tin cậy nói rằng chính quyền Tập Cận Bình ở Bắc Kinh đã thống nhất không cho ông Lương làm thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa, “gần như không có cơ hội để ông Lương có thể được bầu trở lại”. Nguồn tin cũng nói thêm: “Ông ấy sẽ không được phép ở lại, và cũng không thể ở lại.”

Các ứng cử viên cho vị trí Trưởng đặc khu Hồng Kông thông thường cố gắng tìm kiếm các hình thức hỗ trợ từ Bắc Kinh; Vòng bầu cử gần nhất được xác định vào tháng 3 năm 2017.

Một trong những lý do cho sự bất hoà giữa Bắc Kinh và ông Lương là liên quan đến việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giành được vai trò “Lãnh đạo hạt nhân” sau hội nghị chính trị quan trọng vào cuối tháng 10. Từ khi ngồi vị trí lãnh đạo cao nhất vào năm 2012, ông Tập cũng cố quyền lực bằng cách tiến hành thanh trừ các nhân tố thuộc phe Giang Trạch Dân trong Đảng. Việc ông Tập chính thức đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao đã gửi một thông điệp cho thấy sức mạnh chính trị của nhà “lãnh đạo hạt nhân” trước đó – ông Giang Trạch Dân, đang trên đà suy yếu.

Ông Lương được nhiều người được coi là thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân do có mối quan hệ với ông Tăng Khánh Hồng, cánh tay phải của ông Giang và là cựu phó chủ tịch Trung Quốc.

Ông Lương Chấn Anh, một nhân vật không được yêu mến đối với người dân Hồng Kông, đã thực hiện một số sự việc ồn ào khiến Tập Cận Bình tức giận, nguồn tin cho biết.

Một thời gian ngắn sau khi nắm quyền vào năm 2012, chính quyền của ông Lương tìm cách đưa một hình thức giáo dục quốc gia theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Rất nhiều người dân Hồng Kông thấy rằng đây chính là một phương pháp tẩy não, và hàng chục nghìn người đã đổ ra đường để phản đối.

Năm 2014, cảnh sát Hồng Kông ném 87 lựu đạn cay vào người biểu tình ở bên ngoài trụ sở chính của chính quyền dẫn đến cuộc biểu tình chiếm giữ đường phố kéo dài 79 ngày của hàng chục nghìn thanh niên trẻ.

Trong những năm gần đây, ông Lương tìm cách gây rối vấn đề ủng hộ độc lập tại thành phố, mặc dù phần lớn người dân của Hồng Kông không ủng hộ một Hồng Kông độc lập.

Theo nguồn tin, giọt nước làm tràn ly trong quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và ông Lương Chấn Anh chính là khi chính quyền Hồng Kông cấm Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), một công ty có trụ sở tại New York, không được tổ chức cuộc thi múa truyền thống tại thành phố.

Nguồn tin nói, “Ông Lương đã mọi cách để cấm một buổi trình diễn văn hoá phi chính trị. Điều này đã gây nên náo động ở Trung Nam Hải”  và nhóm ủng thân Bắc Kinh tại Hồng Kông.

Hồi tháng bảy, hai nhà hát ở Hồng Kông đã đột ngột huỷ hợp đồng với NDT sau khi chịu các sức ép chính trị. Các tổ chức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc có liên kết với mạng lưới ngầm của ông Giang Trạch Dân ở Hồng Kông cũng không ngừng quấy rối và ngăn trở các nỗ lực của NTD trong việc quảng bá cuộc thi múa.

Do không có địa điểm tại Hồng Kông, nên NTD buộc phải chuyển cuộc thi của họ sang Đài Loan vào giờ chót. Vì hành động này mà chính quyền Hồng Kông đã bị chỉ trích bởi các nhà lập pháp của Hạ Viện Mỹ và Nghị viện Châu Âu.

“Lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc chắc chắn không để cho Lương Chấn Anh gây náo động ở Hồng Kông một lần nữa” nguồn tin nói. “Ông ấy không những không thể được bầu lại, mà ông ấy còn bị xử lý.”

Gần đây, việc ông Lương bất ngờ bị hủy bỏ chuyến thăm đến Bắc Kinh cho thấy phân tích trên là đúng. Ông Lương ban đầu có lịch tham dự buổi khai mạc hội nghị kinh tế Bắc Kinh – Hồng Kông cùng với cựu chủ tịch Bắc Kinh Wang Anshun nhưng sau đó bị hủy bỏ vào phút chót. Ông Wang trước đó cũng đã từ chức chủ tịch, về làm tại một trung tâm nghiên cứu chiến lược – một vị trí rất kém danh vọng và quyền lực so với trước. Theo tờ báo  hải ngoại tiếng Hoa World Journal, ông Wang cũng là một người được bảo trợ của ông Tăng Khánh Hồng, và do đó có quan hệ với mạng lưới chính trị của ông Giang Trạch Dân.

Một số báo Hồng Kông đưa tin rằng Quốc hội Trung Quốc sẽ tìm cách diễn giải lại “Luật cơ bản”, tiểu Hiến pháp của Hồng Kông, khi họp vào ngày 3/11 về việc hai tân nghị sỹ Hồng Kông đã biến buổi tuyên thệ nhậm chức thành buổi biểu tình phản đối Trung Quốc. 

Nếu cơ quan lập pháp của Trung Quốc thực sự ban hành một diễn giải về Hiến pháp Hồng Kông, thì đó sẽ là diễn giải lần thứ năm kể từ khi thành phố này được trả về cho Trung Quốc từ tay người Anh vào năm 1997. Những bản diễn giải này luôn gây tranh cãi vì chúng nhằm mục đích nhắc nhở cho người dân Hồng Kông biết rằng họ bị quản lý bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Lương trước đây đã từng đề nghị rằng ông sẽ yêu cầu Bắc Kinh can thiệp vào vấn đề này. Các thành viên của cơ quan lập pháp Hồng Kông coi đó là hành động làm xói mòn bộ máy tư pháp của thành phố.

Tuy nhiên, theo tờ Sing Pao Daily, một tờ báo thân Bắc Kinh vốn được cho là kênh phát ngôn của phe ông Tập, đăng tin ngày 2/11 nói rằng tin đồn về việc ban hành một bản diễn giải mới của Quốc hội là “không có cơ sở”. Ngày hôm sau, tờ báo này viết rằng việc ban hành một bản diễn giải của Quốc hội Trung Quốc là chuyện nghiêm túc và nó phải được công khai. Bài báo mượn những lên án của ông Tập về “bè phái và âm mưu” trong “một bộ phận rất nhỏ” các cán bộ cấp cao trong phần kết luận như một cách cách nhắc nhở thành viên Bộ chính trị Trương Đức Giang, và yêu cầu ông Trương “lưu ý.”

Trong trường hợp một bản diễn giải mới được ban hành thì nó cho thấy phần còn lại trong phe cánh của ông Giang Trạch Dân vẫn còn rất mạnh. Trường hợp này là ông Trương Đức Giang, với vai trò chủ tịch Quốc hội kiêm người giám sát Hồng Kông – đang phản công lại ông Tập Cận Bình do chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã tống giam rất nhiều trợ thủ của ông Giang.

Ông Trương đã tạo rất nhiều phiền toái trước đây: Năm 2014, cơ quan lập pháp do ông Trương đứng đầu đã ban hành một sách trắng về Hồng Kông, gây phản ứng mạnh mẽ trong thành phố, và là căn nguyên của “Phong trào ô”.

RELATED ARTICLES

Tin mới