Tuesday, November 5, 2024
Trang chủĐiểm tinPutin thừa nhận sáp nhập Crimea vì sợ Mỹ cướp Sevastopol?

Putin thừa nhận sáp nhập Crimea vì sợ Mỹ cướp Sevastopol?

Tổng thống Nga Putin vừa qua đã tiết lộ về việc Nga lo lắng NATO sẽ cướp bán đảo Crimea, đuổi Hạm đội Biển Đen khỏi căn cứ chính Sevastopol.

Nga lo cụm tàu sân bay Mỹ sẽ hất cẳng Hạm đội Biển Đen khỏi Crimea

Putin: Nga hành động bởi lo lắng trước quyết định của NATO

Các đối tác phương Tây đang cố tình tìm kiếm kẻ thù bên ngoài để duy trì trật tự chính trong nước họ – Tổng thống Nga Putin tuyên bố khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim “Ukraine trong lửa cháy” của đạo diễn Oliver Stone, được công chiếu trên kênh REN TV vào lúc 17h00 (theo giờ Moscow) ngày 21/11.

“Tôi không phải lúc nào cũng hiểu nổi logic của các đối tác. Hình như phương Tây cần áp chế và thiết lập kỷ luật riêng trong cái gọi là ‘trại Đại Tây Dương’. Để làm như vậy cần có kẻ thù bên ngoài. Mà xét theo mọi điều thì Iran không thích hợp lắm với vai trò này” – ông Putin nói.

Tổng thống Nga nhấn mạnh, thực tiễn trong thời gian qua đã cho thấy rằng, các quyết định của NATO đối với Nga khơi lên nỗi lo ngại, buộc Liên bang Nga phải đưa ra các biện pháp đối phó.

“…tôi muốn lưu ý một điều là tại sao Nga phản ứng gay gắt với việc mở rộng NATO? Đó là do chúng tôi quan ngại về quyết định của NATO, bởi chúng tôi biết quyết định đó được đưa ra nhằm mục đích gì” – Tổng thống Nga cho rằng, xuất phát từ đó nên Nga phải có biện pháp đáp trả.

Bình luận về sự kiện tại Ukraine và việc Crimea sáp nhập vào Nga, ông tuyên bố rằng, khi một nước trở thành thành viên NATO sẽ rất khó chống lại áp lực từ một cường quốc lãnh đạo mạnh mẽ như Hoa Kỳ. Đó là thực tiễn đã diễn ra ở Ukraine tháng 2 năm 2014.

Cuộc chính biến trên quảng trường “Độc Lập” (Maidan) ở thủ đô Kiev của Ukraine đã lật đổ chính quyền hợp Hiến của Tổng thống Viktor Yanukovych, đưa chính quyền thân phương Tây lên cầm quyền, khiến Mỹ và NATO đường hoàng xâm nhập vào nước này.

Và khi đó, dưới áp lực của Mỹ và NATO, ở Ukraine “dễ dàng xuất hiện bất cứ thứ gì”. Đó có thể là các căn cứ quân sự mới, các hệ thống phòng thủ tên lửa và nếu cần thiết là cả những hệ thống vũ khí tấn công mới. Và tất cả những loại vũ khí đó đều được nhằm vào nước Nga.

Ông Putin nhấn mạnh, trong trường hợp Mỹ và NATO xuất hiện tại căn cứ hải quân Sevastopol sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, dù bản thân căn cứ có thể không có nghĩa gì”. Do đó, Nga không thể khoanh tay đứng nhìn người ta mang gươm đến cửa ngõ nhà mình.

“Tình hình càng lúc càng trở nên căng thẳng, vậy Nga phải làm sao để đối phó? Chúng tôi phải có biện pháp đáp trả, đó là đặt mục tiêu tấn công cho hệ thống tên lửa của mình nhắm vào những đối tượng mà chúng tôi thấy đang bắt đầu đe dọa nước Nga” – ông Putin nói.

Với tuyên bố này, đây là lần đầu tiên Tổng thống Nga Putin hé lộ một phần nguyên nhân khiến Moscow sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình, trong chiến dịch tổng hợp mang tên “Mùa xuân Crimea”.

Và trên thực tế, trong tháng 2/2014, Mỹ đã có những động thái quân sự nhằm hất cẳng Hạm đội Biển Đen của Nga khỏi căn cứ địa Sevastopol. Còn Nga đã triển khai chiến dịch “Mùa xuân Crimea” để sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ của mình, tránh “đêm dài lắm mộng”.

Trong bối cảnh tình hình Ukraine đang vô cùng căng thẳng hồi đầu tháng 2/2014, một thông tin tình báo đặc biệt quan trong làm người Nga lo lắng là việc ngày 13/2, cụm tàu sân bay Mỹ USS George Bush (CVN-77) đã rời căn cứ hải quân Norfolk – Hoa Kỳ, lên đường đến Biển Đen.

Tàu sân bay Mỹ được sự hộ tống của 16 tàu chiến, trong đó có tuần dương hạm USS Philippine Sea, các tàu khu trục USS Truxtun và USS Roosevelt cùng 3 tàu ngầm hạt nhân, nhanh chóng vượt Đại Tây Dương tiến vào Địa Trung Hải lặng lẽ chờ đợi.

Nhiệm vụ chính của biên đội tàu sân bay này là chờ đợi sự thành công của cuộc đảo chính do các phần tử thân Mỹ tiến hành ở Kiev trong tháng 2, sau đó sẽ vượt eo biển Bosphorus, với sự ngấm ngầm cho phép của Thổ Nhĩ Kỳ, tiến vào Biển Đen, hất cẳng Hạm đội hải quân của Nga đóng ở Sevastopol.

Ngoài ra, Hạm đội này còn có nhiệm vụ khác rất quan trọng là chiếm lấy Trung tâm chỉ huy các chuyến bay vũ trụ Crimea, được xây dựng từ thời Liên Xô. Trung tâm này có thể phát hiện các vụ phóng tàu vũ trụ, vệ tinh quân sự và các vụ phóng tên lửa chiến lược.

Ngày 22/2, ông Yanukovych bị quốc hội nước này bãi miễn chức vụ sau khi ông bỏ chạy khỏi Kiev vào ngày hôm trước, đồng thời một chính quyền thân phương Tây đã được dựng lên ngay lập tức.

Vào thời điểm đó, cụm tàu sân bay Mỹ cũng đang vượt qua Địa Trung Hải và bắt liên lạc với tàu chỉ huy hạm đội 6 USS Mount Whitney (LCC-20) và tàu hộ vệ USS Taylor (FFG-50), đã hiện diện sẵn ở Biển Đen với lí do “hỗ trợ an ninh cho thế vận hội Sochi và di chuyển người Mỹ trong tình huống khẩn cấp”.

Cái bẫy để Hạm đội Mỹ chiếm chỗ của Hạm đội biển Đen đã giăng ra.

Nếu Nga không quyết định hành động ngay trước khi chính quyền Kiev ra lệnh thiết quân luật, phong tỏa binh lính của Hạm đội biển Đen trong khu doanh trại, thì chắc chắn Crimea sẽ thuộc về Ukraine và căn cứ Sevastopol sẽ trở thành căn cứ tàu sân bay Mỹ.

4h20 rạng sáng ngày 27-2, chiến dịch “Mùa xuân Crimea” chính thức bắt đầu, quân Nga đã bao vây tòa nhà nghị viện và chính phủ Crimea, hạ cờ Ukraine, giương cờ Nga. Cũng trong đêm 27-2, những người “lính lạ” cũng bao vây và giành quyền kiểm soát hai sân bay Belbek và Simferopol.

Ngay lập tức, tiến trình thay thế chính quyền thân Kiev được tiến hành. Hội đồng tối cao khu tự trị Crimea của Ukraine sáng ngày 27/2 đã giải tán chính quyền địa phương, bãi nhiễm Thủ tướng thân Kiev Anatoly Mogilyov bầu ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh các lực lượng thân Nga làm chủ tịch mới.

Tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27-2. “Dưới sức ép” của một cuộc biểu tình nhân dân bên ngoài tòa nhà quốc hội, phản đối chính phủ đảo chính ở Kiev, các nghị sĩ cũng quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3.

Cục diện chính trị đã định, nắm được chính quyền trong tay, Nga tiếp tục phần 2 của chiến dịch “Mùa xuân Crimea” là chiếm giữ các địa điểm chiến lược khác và các vị trí đồn trú của quân đội Ukraine, nhằm giải giáp lực lượng này. Trong khi đó, chính quyền Kiev mất kiểm soát hoàn toàn lực lượng quân đội và an ninh ở Crimea.

Ngày 5/3, mệnh lệnh ban đầu mà biên đội tàu sân bay Mỹ nhận được đã bị hủy bỏ. gần 20 chiến hạm Mỹ lặng lẽ quay đầu khỏi thành phố Piraeus của Hy Lạp sang Antalya, đến đợi lệnh mới ở một căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ. Âm mưu hất cẳng Hạm đội biển Đen của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản.

RELATED ARTICLES

Tin mới