Trong cuộc xung đột biên giới Xô-Trung năm 1969, 58 lính Liên Xô đã thiệt mạng và theo nhiều ước tính thì con số này ở phía Trung Quốc là từ 500 đến 3.000 binh sĩ (thông tin này đến nay vẫn được phía Trung Quốc giữ bí mật), Russia & India Report điểm lại trong bài phân tích.
Binh sĩ Trung Quốc đấu khẩu với lính biên phòng Liên Xô trước khi nổ ra xung đột
Đo lường sức mạnh của Hồng quân Liên Xô
Xung đột về Đường sắt phía đông Trung Quốc (CER) có thể coi là xung đột liên quan đến biên giới. Tuyến đường này và khu vực xung quanh được coi là tài sản chung kể từ sau hiệp ước năm 1924 giữa nước Nga Xô Viết và Trung Quốc. Con đường này thậm chí còn có cả cờ riêng được kết hợp từ cờ năm màu của Trung Quốc ở bên trên và cờ đỏ của Liên Xô ở phía dưới.
Cuộc xung đột này ở phương Tây được lý giải bằng lí do rằng trong nửa sau thập kỷ 1920, CER đã bị sụt giảm lợi nhuận và trở nên không hiệu quả vì vị trí của nước Nga Xô Viết và Trung Quốc không thích điều này.
Ở Liên Xô, nguyên nhân của xung đột lại được lí giải bằng việc cho rằng ông Zhang Xueliang, người cai trị vùng Mãn Châu (khu vực mà tuyến đường sắt này đi qua và là một khu vực tự trị của Trung Quốc thời bấy giờ) đã bị thúc đẩy bởi các đế quốc phương Tây và người Nga sống ở biên giới giữa Trung Quốc và các thành phố của Mãn Châu, những người khao khát muốn kiểm tra sức mạnh của Hồng quân Liên Xô.
Theo truyền thống, quân số phía Trung Quốc luôn lớn hơn nhiều trong các cuộc xung đột quân sự với Nga. Mãn Châu đã huy động 300.000 quân lính chiến đấu chống lại nước Nga Xô Viết, trong khi chỉ có 16.000 lính Nga tham gia vào cuộc chiến. Tuy nhiên, quân lính Xô Viết tinh nhuệ hơn và còn chủ động sử dụng máy bay trong chiến đấu, điều này đã mang lại cho họ nhiều lợi thế.
Sau một vụ không kích ngày 12/10/1929, 5 trong số 11 tàu của Trung Quốc đã bị tiêu diệt và phần còn lại phải rút lui. Sau đó, quân đội Liên Xô đã đổ bộ từ các tàu chiến của Hạm đội Viễn Đông. Với sự hỗ trợ của Hồng quân, pháo binh đã chiếm được thành phố của Trung Quốc. Quân đội Liên Xô đã đánh bại kẻ thù và nhanh chóng rút lui về lãnh thổ Liên Xô.
Sự việc tương tự cũng xảy ra trong vụ Fugdinskaya bắt đầu từ ngày 30/10/1929. Tại cửa sông Tùng Hoa, 8 chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông của Nga cùng binh lính cuối cùng đã đánh bại Hạm đội Sungari của Trung Quốc đóng quân tại đây. Sau đó hai trung đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh số 2 chiếm đóng thành phố Fujin cho đến tận 2/11/1929 mới quay về Xô Viết.
Hoạt động quân sự được kéo dài đến tận 19/11 đã buộc kẻ địch chấp nhận ưu thế vượt trội cả về tinh thần lẫn kỹ thuật quân sự là quân đội Liên Xô. Theo ước tính, Trung Quốc đã mất cả triệu người trong cuộc chiến này và hơn 8.000 người bị thương. Còn thiệt hại của Hồng quân chỉ giới hạn ở con số 281 người.
Phía Liên Xô đã cho thể hiện sự nhân đạo với những người bị bắt, trấn an họ rằng “Nga và Trung Quốc sẽ mãi mãi là anh em”. Hơn một nghìn tù nhân đã ở lại Liên Xô.
Phía Mãn Châu nhanh chóng tìm cách thiết lập lại hòa bình và vào ngày 22/12/1929, một thỏa thuận đã được ký kết, theo đó tuyến đường sắt phía đông vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng chung giữa hai nước Trung Quốc và Liên Xô.
Xung đột biên giới Xô- Trung 1969, bên miệng vực một cuộc chiến lớn
Đó không phải là cuộc xung đột lớn nhất trong các vụ đụng độ giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhưng có lẽ là cuộc xung đột đáng chú ý nhất về hệ quả lịch sử và địa lý. Hai nước láng giềng lớn này chưa bao giờ tiến sát đến một cuộc chiến tranh toàn diện như vậy, và hệ quả của cuộc chiến tranh này có thể là thảm họa với cả hai phía.
Trong cuộc xung đột biên giới Xô-Trung năm 1969, 58 lính Liên Xô đã thiệt mạng và theo nhiều ước tính thì con số này ở phía Trung Quốc là từ 500 đến 3.000 binh sĩ (thông tin này đến nay vẫn được phía Trung Quốc giữ bí mật).
Tuy nhiên, như thường lệ trong lịch sử nước Nga, thứ họ cố gắng đạt được bằng vũ lực sẽ được các nhà ngoại giao xoa dịu. Đầu thu năm 1969, các cuộc đàm phán đã diễn ra và đã đi đến quyết định rằng lính biên phòng của Trung Quốc và Liên Xô sẽ vẫn được duy trì ở bờ sông Ussuri mà không được tiến vào đảo Damanskii. Thực tế, việc này liên quan đến việc chuyển nhượng đảo này sang phía Trung Quốc. Về mặt pháp lý, hòn đảo này đã được trao cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1991.
Đụng độ tại hồ Zhalanashkol
Một vài tháng sau cuộc xung đột ở biên giới Xô- Trung, người Trung Quốc lại một lần nữa (và cũng là lần cuối cùng) cố gắng thử sức mạnh của người láng giềng phương bắc. Vào lúc 5h30 ngày 13/8/1969, 150 lính Trung Quốc đã xâm nhập lãnh thổ Liên Xô trong khu vực hồ Kazakh Zhalanashkol.
Bộ đội biên phòng của Liên Xô cũng cố tránh những hành động thù địch vào tiến hành đàm phán tới tận giây phút cuối cùng. Nhưng Trung Quốc không phản hồi lại. Họ đã xác lập vị trí phòng thủ trên đồi và bắt đầu đào công sự. Lính biên phòng Liên Xô ở các tiền đồn Rodnikovaya và Zhalanashkol đã tấn công ngọn đồi cùng với sự yểm trợ của 5 xe bọc thép. Trong vòng vài giờ, khu vực này đã được giải phóng khỏi quân Trung Quốc và cuộc tấn công đã bị đẩy lùi. Trong cuộc xung đột này, 2 lính Liên Xô và 19 lính Trung Quốc đã thiệt mạng.
Chưa đầy một tháng sau cuộc xung đột, vào ngày 11/9/1969 ở Bắc Kinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã nhất trí những biện pháp để dừng những đụng độ ở biên giới Nga- Trung Quốc. Kể từ đó, căng thẳng trong quan hệ song phương giữa hai nước bắt đầu giảm đi.
Hiện nay, biên giới Nga-Trung dài 4.209,3 km tính cả biên giới trên bộ lẫn trên sông. Tuy nhiên giữa hai nước không có biên giới trên biển.