Sunday, December 22, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ xung phong đi đầu khi Donald Trump muốn rút TPP

TQ xung phong đi đầu khi Donald Trump muốn rút TPP

Trung Quốc lên tiếng về việc Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định thương mại tự do TPP, xin lĩnh nhận vai trò thủ lĩnh thế chân.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Hôm 23/11, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, khi được hỏi liệu Trung Quốc có phải là bên hưởng lợi sau khi Mỹ rút khỏi TPP hay không, người phát ngôn Geng Shuang cho rằng Trung Quốc có “vai trò riêng”.

Cụ thể, ông Geng Shuang cho hay, Bắc Kinh giữ thái độ cởi mở đối với bất kỳ thỏa thuận nào nhằm thúc đẩy tự do thương mại trong khu vực.

Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng các bên trong việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương vì lợi ích của mọi quốc gia trong khu vực.

“Tôi nghĩ trong tiến trình này, Trung Quốc sẽ có những đóng góp riêng và có vai trò riêng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm, song từ chối bình luận chi tiết.

Ông Shuang cũng ẩn ý rằng, tất cả các nước ở châu Á – Thái Bình Dương nên có tiếng nói trong các vấn đề khu vực, hơn là để cho một nước đứng ra xây dựng lịch trình, đồng thời nhắc lại rằng không nên “chính trị hóa” vấn đề tự do thương mại.

“Chúng tôi hy vọng tất cả các bên không nên xem xét hoặc diễn giải các thỏa thuận thương mại tự do dưới góc độ chính trị. Trong các thỏa thuận thương mại tự do không tồn tại mối quan hệ “một mất một còn”. Do vậy, các nước tham gia thỏa thuận cũng không nên bài trừ, mà hãy thúc đẩy nhau phát triển”, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

 Reuters nhận định, tuyên bố rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump dường như sẽ “dọn đường” cho Trung Quốc để nước này lấp đầy khoảng trống về ảnh hưởng kinh tế và chính trị do Mỹ để lại ở châu Á. Trước đó, ông Trump từng tuyên bố TPP là “thảm hoạ tiềm tàng đối với Mỹ”.

Trung Quốc vốn không phải là một trong những quốc gia tham gia TPP và lâu nay vốn dĩ đã coi đây chỉ như “sòng bài” để Mỹ kêu gọi kiềm tỏa sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh ở châu Á.

Theo đánh giá của ông James Woolsey, nguyên là Giám đốc CIA dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, nay là Cố vấn cấp cao về chính sách an ninh của tân Tổng thống Donald Trump cho rằng, chính việc xây dựng Hiệp định TPP một cách vội vã đã khiến cho Mỹ mất dần ảnh hưởng của họ ở khu vực này vào tay Trung Quốc.

Ông Woolsey cho rằng, khi thực hiện quá trình chuyển trục ảnh hưởng sang châu Á – Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama đã nhìn toàn cục vấn đề nhưng giải pháp của ông không toàn diện.

Đó là việc ông Obama đã xem địa bàn đặt trục chiến lược mới chỉ là khu vực Châu Á ven Thái Bình Dương và các thực thể nằm trong Thái Bình Dương mà không chú ý sân sau chiến lược cho trục mới là Nam Á – Ấn Độ Dương.

Tổng thống Obama lại không chú trọng nhiều đến sân sau chiến lược này này khiến Tập Cận Bình nhanh chóng lập hàng rào bao quanh Nam Á – Ấn Độ Dương. Và đến nay thì việc tàu lợi ích Mỹ buông neo tại khu vực này cũng đã gặp nhiều trở ngại chứ nói gì đến việc quản lý, kiểm toả địa bàn chiến lược này.

Bên cạnh đó, ông Obama đã gạt Bắc Kinh khỏi TPP không được xem là sự sáng suốt. Obama muốn ngăn chặn Bắc Kinh tạo ra những nguyên tắc có thể gây tổn hại đến hoạt động thương mại và liên kết kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 nên lấy TPP làm rào cản. Song ông Obama không thể lường trước được việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đối trọng với TPP.

Khi những nguyên tắc của ông Obama không thể vận dụng, TPP không thể vận hành thì đương nhiên những nguyên tắc mà ông Tập Cận Bình đang xây dựng sẽ trở nên có sức nặng hơn với những ai còn nghi ngại Bắc Kinh.

Mỹ không tham gia AIIB khiến cho họ bị hổng chân khi TPP không được vận hành. Bởi lẽ, nếu tham gia AIIB thì khi TPP không vận hành, lợi ích Mỹ tại địa bàn chiến lược mới vẫn chảy về nước Mỹ khi những đồng USD nằm dòng lưu kim từ AIIB chảy theo những dự án mà nó tài trợ. Nay thì Washing không còn hy vọng nhiều nữa.

Như vậy, Mỹ đã không còn nhiều đất diễn ở châu Á-Thái Bình Dương mà đang tự mình làm mất đi cơ hội sang tay Trung Quốc và đưa đẩy bài toán khó cho tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo người cố vấn, ông Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy xoay trục đối ngoại về châu Á- Thái Bình Dương nhưng những gì người tiền nhiệm để lại rõ ràng là bài toán khó.

Khi còn nhiều những mâu thuẫn khó nhằn như vậy, Trung Quốc vẫn đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ ở Nam Á, Ấn Độ Dương và gia tăng quyền lực của mình ở Thái Bình Dương.

Ván bài mà Tổng thống Donald Trump sẽ chơi với Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu nhưng sẽ khó và cực kỳ gay cấn.

RELATED ARTICLES

Tin mới