Friday, November 15, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnLo ngại NATO suy yếu, châu Âu sắp thành lập quân đội...

Lo ngại NATO suy yếu, châu Âu sắp thành lập quân đội chung

EU đang tiến gần hơn tới việc thành lập quân đội chung trước việc Mỹ có thể cắt giảm các cam kết của mình đối với NATO.

Nghị viện châu Âu đã ủng hộ kế hoạch tạo ra một liên minh quốc phòng, đảm bảo sự hợp tác giữa các quốc gia trong khối liên minh châu Âu. Đây sẽ được xem là đầu não quân sự mới của EU.

Các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu biểu quyết ủng hộ đề xuất trên, đồng thời lên tiếng kêu gọi chi tiêu mạnh tay hơn cho các vấn đề quốc phòng.

Dù cuộc bỏ phiếu hoàn toàn không có ràng buộc pháp lý, nhưng nó tượng trưng cho sự ủng hộ của các nhà lập pháp với đề xuất xây dựng quân đội châu Âu. Đề xuất trên sẽ được Hội đồng châu Âu xem xét vào tháng 12 tới trong một phiên gặp gỡ để thảo luận về quốc phòng của các quốc gia trong liên minh EU.

Urmas Paet, cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Estonia, người soạn thảo đề xuất thành lập quân đội châu Âu đã nói với tờ The Independent rằng, ông và các thành viên khác của Nghị viện đều rất vui mừng vì đã thực hiện được một tuyên bố rõ ràng về cách châu Âu phát triển quốc phòng trong tương lai.

“Ngày càng có nhiều rủi ro đối với châu Âu có liên quan đến những kẻ khủng bố, Nga, Trung Đông, Bắc Phi và Trung Phi”, ông Paet nói.

“Nếu có một cuộc khủng hoảng xảy ra, bạn buộc phải di chuyển nhân sự và trang thiết bị quân sự từ một quốc gia châu Âu khác đến.

Điều đó sẽ mất nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần chỉ để có được sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền. Đó là một quá trình mất nhiều thời gian và tất cả chúng ta đều hiểu rằng khi khủng hoảng diễn ra thì không thể chờ đợi”.

Kế hoạch xây dựng quân đội châu Âu đã được Pháp và Đức đề xuất trong tháng 9. Nhiều người cho rằng Liên minh quốc phòng mới của châu Âu sẽ là một mối đe dọa cho NATO.

Ông Geoffrey Van Orden, Phát ngôn viên quốc phòng và quân sự châu Âu của đảng Bảo thủ Anh, đã đưa ra nhiều tuyên bố mạnh mẽ chống lại các đề xuất trên.

Theo ông Orden, EU đang cố gắng “chiếm đoạt quyền lực” từ tay NATO và mỗi quốc gia thành viên chỉ dành hai phần trăm GDP cho quốc phòng thì quá ít so với “tham vọng của EU”.

Dù có cả ý kiến chấp thuận cũng như phản đối nhưng kết quả cuối cùng của đề xuất này sẽ được công bố vào tháng 12 tới khi Nghị viện châu Âu chính thức xem xét đề xuất trên.

RELATED ARTICLES

Tin mới