Tàu hộ vệ tên lửa 053HT của Trung Quốc có chất lượng quá tồi và đã dẫn đến rất nhiều sự cố, khiến Hải quân Thái Lan hết sức thất vọng, thẳng tay loại biên, chọn tàu DW3000F mới.
Tàu hộ vệ tên lửa TMS Kraburi (FFG 457) thuộc dự án 053HT Thái Lan mua của Trung Quốc.
Chất lượng tồi tệ của tàu 053HT Trung Quốc
Đầu những năm 1990, chỉ vì ham giá rẻ mà Hải quân Thái Lan xuống tay đặt mua tới 4 tàu hộ vệ tên lửa thuộc dự án 053HT (lớp Giang Hồ III) của Trung Quốc. Chẳng bao lâu sau họ đã nhận thấy sự dại dột, đau đớn như bị lừa vì chất lượng của các tàu này quá tồi tệ.
Hoạt động tậm tịt, từ hệ thống động lực cho tới hệ thống điện tử đều thiếu tin cậy, khiến các chỉ huy Hải quân Thái Lan điên đầu, còn thủy thù tàu thì hết sức vất vả để duy trì sự vận hành của chúng.
Ấy thế nhưng chỉ huy cấp cao của Hải quân Thái Lan vẫn mê muội đặt đóng thêm 2 chiếc nữa với niềm tin rằng các lỗi thiết kế nghiệm trọng sẽ được phía Trung Quốc khắc phục dựa trên góp ý thẳng thắn của sĩ quan, thủy thủ đang vận hành 4 tàu đầu tiên.
Sự mê muội ấy đã biến thành thảm họa, 6 tàu, cả cũ lẫn mới đều gặp vô vàn sự cố do thiết kế lỗi, phi khoa học. Bỏ thì thương, vương thì tội, họ đành cắn răng chi một số tiền rất lớn, nhờ cậy các công ty hàng đầu của Thụy Điển và một số quốc gia khác nâng cấp để kéo dài tuổi thọ.
Tất nhiên, nói Thái Lan bị lừa thì cũng hơi quá vì họ tham rẻ. Kinh nghiệm xương máu của nhiều quốc gia cho thấy muốn “chi ít nhưng lại thích hít của thơm” là phi lý, cái gì cũng có giá của nó cả!
Sự chịu đựng đã quá giới hạn
Không thể chịu đựng được hơn nữa, Hải quân Thái Lan buộc phải tính tới giải pháp vứt bỏ không thương tiếc các tàu 053HT mặc dù chúng mới chỉ được đưa vào vận hành hơn 20 năm một chút – tuổi thọ quá ngắn so với vòng đời trung bình của tàu chiến trên thế giới.
Và hải quân Thái Lan sắp bước sang một trang mới hoàn hảo hơn!
Gần đây, xuất hiện ảnh mới nhất cho thấy chiếc tàu hộ vệ tên lửa tàng hình DW3000F mà Hàn Quốc đang đóng cho Hải quân Thái Lan đã được hoàn thiện phần thân. Đây là chiếc đầu tiên trong series tàu hộ vệ tên lửa mới mà Thái Lan lựa chọn để thay thế các tàu 053HT mua của Trung Quốc.
Chiếc đầu tiên được đóng theo hợp đồng với Công ty DSME, Hàn Quốc ký hồi tháng 8/2013 có trị giá 470 triệu USD, cao nhất nhì trong lịch sử nhập khẩu vũ khí của Thái Lan. Tiếp đó, năm 2014 hai bên ký hợp đồng đóng thêm tàu thứ 2.
Căn cứ vào tiến độ đã thống nhất, Hàn Quốcsẽ bàn giao tàu hộ vệ tên lửa tàng hình đầu tiên cho Thái Lan vào năm 2018. Sau đó Thái Lan sẽ tự đóng một tàu cùng loại ở trong nước.
Tàu DW3000F có lượng choán nước 3.700 tấn, tốc độ hành trình tối đa 30 hải lý/giờ, khả năng hành trình liên tục 4.000 hải lý với kíp thủy thủ 136 người, được thiết kế dựa trên mẫu khu trục tên lửa KDX-1 choán nước 4.000 tấn của Hải quân Hàn Quốc và trang bị hệ thống vũ khí mới nhất cung cấp bởi các nhà thầu quốc phòng đình đám nhất thế giới.
Toàn bộ tàu sử dụng thiết kế tàng hình, nhất là phần thượng tầng và pháo chính được trau chuốt, giúp giảm diện tích phản xạ radar. Động cơ cũng được xử lý giảm tiếng ồn, giảm tín hiệu âm thanh dưới nước.
DW3000F sử dụng hệ thống quản lý tác chiến 9LV Mk4 của Công ty SAAB Thụy Điển và được trang bị pháo chính Oto Melara 76mm của Italia có tốc độ bắn thông thường 85 phát/phút, khi tác chiến phòng không tốc độ bắn cao nhất đạt tới 120 phát/phút, sơ tốc ban đầu của đạn pháo là 925m/giây.
Ngay sau pháo chính là hệ thống MK41 phóng thẳng đứng của Mỹ với 32 ống, dùng để phóng tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung RIM-162 của Công ty Raytheon, tầm bắn tới 50km, chủ yếu dùng để đánh chặn tên lửa chống hạm bay bám biển với tốc độ siêu âm và các mục tiêu trên không khác.
Phía sau hệ thống MK41 còn có thêm một hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx CIWS mới nhất, gồm có pháo 6 nòng 20mm M61, radar và thiết bị sục sạo – ngắm bắn quang điện.
Khả năng cảnh giới nhìn vòng toàn tàu dựa vào radar mảng pha chủ động Sea Giraffe 4A, có thể sục sạo, phát hiện mục tiêu và khả năng kháng nhiễu rất tốt, đồng thời có thể chỉ thị mục tiêu cho tên lửa RIM-162 tấn công mục tiêu ở cự ly rất xa.
Giữa tàu là 2 bệ x 4 ống phóng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, đây cũng là một loại tên lửa chống hạm được Hải quân Thái Lán sử dụng tương đối phổ biến.
Phía trên nhà chứa trực thăng còn được gắn 1 pháo hạm Seahawks 30mm của Công ty Quốc phòng MSI Anh, chủ yếu dùng để tấn công mục tiêu mặt nước kích thước nhỏ. Ngoài ra, tàu còn sử dụng 2 cơ cấu phóng ngư lôi chống ngầm và 2 súng máy 12,7mm, cùng với 2 ống phóng mồi bẫy MK53 NUKLA do Mỹ và Australia phối hợp nghiên cứu.
Căn cứ theo kế hoạch, tàu hộ vệ tên lửa DW3000F đầu tiên sẽ được biên chế cho Hải quân Thái Lan vào năm 2018 nhằm thay thế tàu hộ vệ tên lửa Type 053HT mà nước này mua của Trung Quốc.
cùng với tàu hộ vệ tên lửa Type Naresuan do Trung Quốc đóng đã được nâng cấp trở thành tàu tác chiến mặt nước mạnh nhất của Hải quân Thái Lan.