Tuesday, April 23, 2024
Trang chủBiển nóngBản tin Biển Đông ngày 7/12

Bản tin Biển Đông ngày 7/12

Bản tin Biển Đông ngày 7/12/2016.

Những lý do đơn giản giải thích cho việc Biển Đông luôn gặp vấn đề nan giải

Ngày 6/12, tạp chí The National Interest đăng bài viết “Những lý do đơn giản giải thích cho việc Biển Đông luôn gặp vấn đề nan giải” của tác giả Peter Layton, nghiên cứu viên không thường trú của Viện Châu Á Griffith, Brisbane: 

Trong bài viết, khi thử vẽ ra viễn cảnh tranh chấp Biển Đông vào thời điểm 7 năm nữa –  năm 2023 – theo hai hướng: hợp tác và đối kháng, ông Peter Layton đã rút ra kết luận rằng, thay vì đưa ra một chiến lược nào đó cho vấn đề Biển Đông cần phải có “một cách tiếp cận quản lý rủi ro”. Ông Layton cho rằng, không còn thời gian để các bên tiếp tục tìm cách giải quyết tranh chấp Biển Đông, mặt khác, hiện vẫn chưa có giải pháp nào nhằm kiềm chế những tác hại do các cơ sở đóng trên các đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây dựng trái phép gây ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh ở ASEAN, đặc biệt là Malaysia, Singapore và Indonesia, những quốc gia có vai trò quan trọng với Úc nói riêng và khu vực nói chung

Về quản lý rủi ro, theo tác giả, cần phải nâng cao khả năng của các quốc gia ASEAN trong việc xử lý một cách linh hoạt trước sức ép, những nguy cơ hay chính sách đối ngoại chèn ép của Trung Quốc. Dù cách tiếp cận này chưa thực sự thu hút được sự chú ý của các nước nói trên nhưng việc ứng xử linh hoạt sẽ hạn chế được các lợi thế về mặt chính trị, ngoại giao và quân sự từ các đảo nhân tạo mới xây đem lại cho Trung Quốc trong thời điểm hòa bình, khủng hoảng hay các cuộc xung đột ngắn hạn.

Ý kiến chuyên gia CSIS: Ấn Độ cần có nhiều hành động hơn là đưa ra những tuyên bố thận trọng về vấn đề Biển Đông

Ngày 6/12, trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu (AMTI) đăng bài viết “Ấn Độ cần có nhiều hành động hơn là đưa ra những tuyên bố thận trọng về vấn đề Biển Đông” của bà Sarah Watson, Cộng tác viên Dự án Wadhwani về Nghiên cứu Chính sách Mỹ – Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS):

Trong bài viết, bà Sarah Watson cho rằng những hành động của Trung Quốc sau khi Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông được đưa ra ngày 12/7 sẽ là động lực thôi thúc Ấn Độ đưa ra một lập trường cứng rắn hơn bởi Ấn Độ có lợi ích rõ ràng, nếu không muốn nói là cấp thiết ở Biển Đông, đồng thời cũng có những lợi ích nhất định trong tiếp cận một cách tích cực và tiến bộ hơn về vấn đề Biển Đông.

Phản ứng đầu tiên của Ấn Độ ngay khi Phán quyết được đưa ra nhằm kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Phán quyết đã không gây thất vọng. Bởi tuyên bố của Ấn Độ đã thể hiện được sự cứng rắn nhất định, và như vậy, tuyên bố của Ngoại trưởng Jaishankar hồi đầu tháng 9 nhằm thúc đẩy hơn nữa lập trường của Ấn Độ là một điều đáng khích lệ. Tuy nhiên từ khía cạnh khác, phản ứng này vẫn là chưa đủ. Ngoài những sức ép trong nước đối với quan điểm của Chính phủ trong vấn đề Biển Đông, tác giả cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên về sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự, chỉ một số ít những tuyên bố thận trọng sẽ không thể giúp Ấn Độ đảm bảo rằng, những nguyên tắc cho tuyến hàng hải Châu Á sẽ được duy trì ở khu vực Thái Bình Dương, cho đến khi Delhi tự thấy những lợi ích của chính họ bị đe doạ ở Ấn Độ Dương.

Phán quyết của Toà Trọng tài là một điển hình quan trọng cho thượng tôn pháp luật trong những vấn đề biển, và việc tuân thủ Phán quyết sẽ tạo nên một tiền lệ hữu hiệu cho các tranh chấp trong tương lại, bao gồm cả các tranh chấp chứa trong đó các nguyên tắc không nằm trong phạm vi ảnh hưởng đến Ấn Độ. các nguyên tắc mà Phán quyết đưa ra có thể sẽ chứng tỏ được tầm quan trọng đối với Ấn Độ trong tương lai không xa. Ba vấn đề Ấn Độ cần xem xét từ nội dung Phán quyết đó là: (i) bằng cách tuyên bố đường chín đoạn không có giá trị, Toà Trọng tài đã gián tiếp loại bỏ khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra yêu sách nhằm loại bỏ quyền đánh cá ở quần đảo Andaman hay Sri Lanka sẽ yêu sách quyền đánh cá ở vùng biển phía Nam của Ấn Độ; (ii) các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo hiện không diễn ra ở Ấn Độ Dương nhưng cần tính tới các công trình của Trung Quốc ở quần đảo Coco hay ý định của Pakistan nhằm xây dựng một bãi cát phía Nam Karachi để chuyển hướng đường biên giơi trên biển Ấn Độ Dương – Pakistan và (iii) không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ lặp lại chiến thuật dùng ngư dân và tàu cảnh sát biển để thúc đẩy yêu sách biển tại khu vực Ấn Độ Dương như đã làm ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới