Sunday, December 22, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTín hiệu lạ khi BTQP Mỹ công du châu Á làm TQ...

Tín hiệu lạ khi BTQP Mỹ công du châu Á làm TQ ớn lạnh

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 5/12 đã bắt đầu chuyến công du châu Á cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter họp báo với người đồng
cấp Nhật Tomomi Inada ngày 7/12 tại Tokyo (Ảnh: AFP-JIJI)

Trung Quốc bị “bỏ qua”

Điểm đến đầu tiên của ông Carter là Nhật Bản. Trước lúc khởi hành, người đứng đầu Lầu Năm Góc gọi quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật là nền tảng cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương và đang vững chắc hơn bao giờ hết.

Sau Nhật, Carter sẽ thăm Ấn Độ – quốc gia đang ngày càng đối đầu rõ rệt với Bắc Kinh. Ông tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về chiến lược và công nghệ giữa hai nước lên mức độ mật thiết hơn.

Tuy nhiên, khác với những chuyến công du châu Á trước đây, lần này ông Ashton Carter đã “bỏ qua” Trung Quốc.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn đánh giá của một số chuyên gia quốc phòng nói rằng, động thái này là “sự tỏ ý” với Bắc Kinh rằng chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Trump rất có thể sẽ mang lập trường cứng rắn hơn nữa trong lĩnh vực quân sự, nhằm ngăn chặn các hành vi bành trướng mang tính chèn ép của Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, bộ trưởng Carter cũng tạm thời “dập tắt” thông tin nói rằng chính quyền mới sẽ không cam kết hỗ trợ Tokyo trong trường hợp Nhật xung đột với Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Hội đàm với người đồng cấp Nhật Tomomi Inada ngày 7/12, ông Carter khẳng định Mỹ-Nhật đã tái xác nhận vấn đề Senkaku/Điếu Ngư phù hợp để áp dụng Điều 5 trong Hiệp ước bảo đảm an ninh giữa hai nước, trong đó quy định nghĩ vụ hỗ trợ phòng thủ của Mỹ đối với Nhật.

Để đạt được “bước chuyển tiếp thuận lợi” khi ông Trump chính thức nắm quyền từ 20/1 tới, ông Carter và bà Inada cũng đi đến thống nhất về phương hướng mở rộng hợp tác giữa hai đồng minh tại châu Á trong giai đoạn tiếp theo.

Bộ trưởng quốc phòng của Trump sẵn sàng “theo đến cùng” nếu có xung đột

Sputnik News (Nga) bình luận, trong chính sách đối ngoại của Trump, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn sẽ chiếm vai trò trọng yếu. Nhiều phát ngôn từ nhóm của ông Trump cho thấy ông vẫn tán đồng nền tảng cơ bản của chiến lược “xoay trục châu Á” mà Tổng thống Barack Obama đặt ra.

Dù vậy, cấp dưới của Trump, đơn cử như tướng James Mattis – người vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng quốc phòng của chính quyền mới, không hài lòng với tình hình thực hiện việc “xoay trục” và chỉ trích Obama thực hiện chính sách này không triệt để.

Nhiều cố vấn của Trump cho rằng Mỹ chưa nỗ lực hết sức để củng cố quan hệ đồng minh với Philippines.

Cũng đi ngược lại nhận định của giới quan sát Trung Quốc rằng chính quyền Trump sẽ “lơi lỏng” quan hệ với Nhật, tướng Mattis từng tuyên bố Mỹ chưa ủng hộ đồng minh một cách xứng đáng.

Trong dịp hiếm hoi đề cập trực tiếp Trung Quốc, ông Mattis nhấn mạnh Bắc Kinh “đang có ý đồ phá hoại quan hệ đồng minh của Mỹ với Nhật, Hàn Quốc và các đối tác khác”.

Ông kêu gọi Washington phát huy vai trò tích cực hơn để bảo vệ trật tự thế giới mà Mỹ đang làm chủ đạo.

Dù trong chiến lược quân sự mới được công bố, Trump nói Mỹ sẽ tránh can thiệp vào xung đột ở nước ngoài, nhưng James Mattis khẳng định không cho phép quân đội “cam kết trước” về việc không tham gia các hành động quân sự.

Ông nói: “Chúng tôi không muốn để kẻ địch biết trước rằng bọn chúng sẽ không phải ‘nhìn thấy dấu giày của lính Mỹ trên trái đất’.”

Theo tờ Hoàn Cầu, nhiều khả năng ông Mattis không ủng hộ một chính sách quân sự hoàn toàn cứng rắn đối với Trung Quốc, nhưng “nếu có xung đột, ông ta sẽ theo đến cùng”.

RELATED ARTICLES

Tin mới