Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngBỏ rơi đồng minh Mỹ vì tiền của TQ

Bỏ rơi đồng minh Mỹ vì tiền của TQ

Sắp trở thành nước thứ 2 sau Mỹ có năng lực tấn công bằng tàu sân bay nhưng nước này cũng không muốn “gây sự” với Bắc Kinh.

Ngày 1/12, Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch tuyên bố rằng máy bay chiến đấu của Anh sẽ bay qua biển Đông và London sẽ điều các tàu sân bay mới tới đó sau khi đưa vào biên chế năm 2020.

Tuy nhiên, khi Asia Times xác minh phát ngôn của đại sứ Darroch, phát ngôn viên của đại sứ quán Anh cho hay: “Anh sẽ không tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, mặc dù nước này vẫn tiếp tục duy trì quyền lợi di chuyển qua các tuyến đường thủy và đường không được quốc tế công nhận nếu cần thiết”.

Phát ngôn viên này cũng nhắc lại trường hợp “máy bay Typhoon của Không lực Hoàng gia Anh bay qua biển Hoa Đông theo tuyến đường không được quốc tế công nhận khi tới Nhật Bản hồi mùa thu năm nay”.

Theo Asia Times, cách diễn đạt thông tin của đại sứ quán Anh đã tỏ rõ lập trường hiện tại của London đối với các tranh chấp hàng hải ở khu vực vành đai Thái Bình Dương.

Không hiện diện quân sự

Về bản chất, Anh vẫn ủng hộ lập trường tự do hàng hải và bay qua không phận biển Đông nhưng sẽ không tiến hành các hoạt động có dính dáng tới quân sự ở vùng biển này.

Giữa việc thúc đẩy nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa tuyến đường không – đường thủy của khu vực và việc triển khai tàu sân bay tới vùng biển tranh chấp có một sự khác biệt đáng kể.

Trong hai phương án ấy, London dễ dàng chọn cách thứ nhất bởi quyết định ấy sẽ không đưa nước này vào thế đối đầu với Trung Quốc, trong khi phương án thứ hai chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh bất bình.

Tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth là các tàu chiến lớn nhất được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh. Với hạm đội F-35B, lực lượng này sẽ khiến Anh trở thành nước đứng thứ 2 sau Mỹ có năng lực tấn công bằng tàu sân bay kể từ năm 2020.

Nếu các tàu sân bay này hiện diện ở biển Đông thì cân bằng sức mạnh trong khu vực chắc chắn không thể như cũ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, London không định tham gia vào hoạt động tuần tra ủng hộ tự do hàng hải với Mỹ và Nhật trên biển Đông và Hoa Đông. Lập trường này hẳn sẽ khiến Trung Quốc hài lòng.

Bắc Kinh ngầm “đe dọa”

Chỉ một ngày sau khi ông Darroch đưa ra phát ngôn hôm 1/12, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã lập tức đăng bài xã luận nhấn mạnh rằng, can thiệp vào biển Đông và biển Hoa Đông không nằm trong phạm vi lợi ích của London và Bắc Kinh sẽ làm cho mối quan hệ hợp tác kinh tế đang nở rộ giữa hai nước bị tê liệt.

Đó được coi là một lời cảnh báo sớm đối với các lãnh đạo Anh, những người đang mắc kẹt trong tiến trình Brexit, sau khi đưa đất nước tách khỏi liên minh châu Âu thì còn phải tìm kiếm vai trò quốc tế mới cho Anh.

“Tôn chỉ” về chính sách ngoại giao của London hiện giờ là “Anh quốc toàn cầu”, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Một trong những cột trụ của quá trình tái xác định lập trường địa chính trị này là “kỷ nguyên vàng” mới trong quan hệ giữa Anh và Trung Quốc. Nó xoay quanh dòng chảy đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào Quần đảo Anh, cũng như sự tham gia của Tổng Công ty Điện Hạt nhân Trung Quốc vào quá trình phát triển của cơ sở điện hạt nhân Hinkley Point C.

Trong 10 năm, từ năm 2005 đến năm 2015, với mức đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc tại Anh vào khoảng 34,3 tỉ USD, Anh trở thành nước nhận nguồn đầu tư từ Trung Quốc lớn nhất châu Âu. Tuy nhiên, tới năm 2016, Anh đã tụt xuống hàng thứ 4 với mức 3,8 tỉ USD, sau Phần Lan, Đức và Pháp, theo dữ liệu của tổ chức Theo dõi Đầu tư Toàn cầu Trung Quốc (thuộc Quỹ Heritage – Mỹ).

Trong bối cảnh Brexit đầy phức tạp, Anh mong mỏi nhận thêm nguồn vốn từ Trung Quốc, đặc biệt là để chi cho những dự án cơ sở hạ tầng ở phía Bắc.

Và trước viễn cảnh Trung Quốc không sẵn sàng cam kết nếu lợi ích quốc gia bị đe dọa, cũng như phản ứng gay gắt nếu thấy bên nào vượt qua lằn ranh đỏ đối với vấn đề chủ quyền của mình, Anh cần phải kiềm chế.

Nước này không thể vì mối quan hệ đặc biệt với Mỹ mà hiện diện quân sự trên biển Đông và biển Hoa Đông nếu còn muốn tiền của Bắc Kinh chảy vào túi.

RELATED ARTICLES

Tin mới