Friday, April 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiKinh tế đi đầu: Phương Tây mâu thuẫn vì trừng phạt Nga

Kinh tế đi đầu: Phương Tây mâu thuẫn vì trừng phạt Nga

Lệnh trừng phạt Nga đang được các nước EU cân nhắc, ngày càng vấp phải nhiều mâu thuẫn xuất phát từ các ảnh hưởng kinh tế không tương xứng.

Nga “khỏe re” sau trừng phạt (Hình minh họa).

Báo Die Welt của Đức ngày 12/12 cho biết thông tin trên. Trong số những nước phản đối các biện pháp trừng phạt Nga có Áo, Hungaria, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và Cyprus.

Phó Thủ tướng Áo Reinhonld Mittelehner cho rằng, việc kéo dài lệnh trừng phạt chống Nga không thể trở thành mục đích tự thân, phía Nga và các bên tham gia tiến trình thỏa thuận Minsk đều cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Ông Mittelehner tuyên bố ủng hộ dỡ bỏ từng bước lệnh trừng phạt đối với Nga trên cơ sở những tiến bộ của việc thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk. Thỏa thuận này cần được cả Nga và Ukraine thực hiện, lệnh trừng phạt chống Nga sẽ không mang lại điều gì có lợi, không giúp giải quyết vấn đề.

Các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga có thời hạn đến ngày 31/1/2017. Theo dự báo của Die Welt, chúng sẽ được kéo dài như một phần trong “chính sách của EU đối với Nga” và trong những tháng tới, “cuộc chiến bền bỉ” chống lại hành động này sẽ tiếp tục diễn ra.

Rõ ràng, trong nội tại châu Âu đang tồn tại những bất đồng xung quanh cuộc đả kích về kinh tế với Nga. Không chỉ riêng Áo, Thủ tướng Phần Lan Juha Sipilä hôm 10/12 cũng nêu các điều kiện để EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga đó là thực hiện thỏa thuận Minsk.

Tương lai, lệnh cấm vận này sẽ tiếp tục được gia hạn nhằm chống lại Moscow. Hôm 9/12 vừa qua, tờ Reuters dẫn nguồn từ một quan chức ngoại giao giấu tên cho biết, sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels vào ngày 15/12 tới, Liên minh châu Âu dự định sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga thêm 6 tháng nữa.

Trước đó, đại diện cấp cao của EU công bố, thứ Hai tới những người đứng đầu Bộ ngoại giao các nước thành viên của Liên minh này sẽ không thảo luận về tương lai của các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Moscow.

Theo ông James Goldgeyera- Trưởng khoa Dịch vụ quốc tế, Đại học Washington, xu hướng rời bỏ chính sách cứng rắn đối đầu với Nga không chỉ ở Pháp mà đang xuất hiện tại nhiều nước châu Âu.
 
Hạ viện Đức- nền kinh tế dẫn đầu châu Âu cũng lên tiếng phản đối và yêu cầu ngừng lại các cấm vận kinh tế bởi ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người nông dân. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu kinh tế Áo, xuất khẩu hàng hóa từ EU sang Nga đã giảm mạnh, một phần do lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Đặc biệt, tình trạng sụt giảm tiềm năng thương mại tương đương 34 tỷ Euro trong ngắn hạn và 92 tỷ Euro trong dài hạn, ảnh hưởng tới gần 1 triệu việc làm.

 Theo quy định của EU, mọi thành viên đều có quyền phủ quyết lệnh trừng phạt. Như vậy, trong cuộc họp vào giữa tháng tới đây, việc gia hạn lệnh trừng phạt với Moscow hoặc có thể không được thông qua, hoặc có thông qua cũng sẽ không “nặng đô” như mong muốn của các quan chức EU.
 
Ông Goldgeyera nhận định, các quốc gia phương Tây đã buộc phải thừa nhận thực tế nước Nga có vai trò của riêng mình trên bản đồ thế giới, đặc biệt là vai trò của Moscow trong giải quyết cuộc xung đột Syria. Những biến chuyển này sẽ giúp Nga sau thời gian bị cô lập sẽ có cơ hội phục hồi ảnh hưởng ở nhiều quốc gia láng giềng và toàn thế giới.

Hồi kết cho cuộc đối đầu Nga- EU vẫn là ẩn số song có một điều chắc chắn rằng, sự đối đầu này chỉ mang lại khó khăn cho nền kinh tế của hai bên và đẩy những mong muốn khép lại xung đột ở Ukraine ngày càng xa vời.

Bên cạnh đó, sự thay đổi ở chính trường các nước phương Tây cũng cho thấy sự thay đổi của chính trị thế giới. Kỷ nguyên Mỹ làm mưa làm gió hậu Chiến tranh Lạnh có lẽ đã rơi vào dĩ vãng khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên nhậm chức. Thế giới không còn và không thể đơn cực.

Tờ The Economist của Anh ra ngày 5/12 có bài phân tích, nói các diễn biến ở bầu cử Pháp khiến tương lai của “trục chống Nga” ở châu Âu ngày càng mục rã – tới nỗi Putin cũng cảm thấy… ngỡ ngàng. Theo bài báo, từ khủng hoảng tị nạn, tới Brexit, tới mớ hỗn độn (chính trị) ở châu Âu, tình hình ở Pháp và nhất là kết quả bầu cử Mỹ – nơi Nga có thể tìm được một bạn, Putin đã chứng minh sự đúng đắn của mình.

Về phía Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, bất chấp các lệnh trừng phạt, người Nga đang đứng vững với nền kinh tế dần phục hồi.

“Chính sách thay thế nhập khẩu được áp dụng tại đất nước chúng tôi đã mang đến kết quả cụ thể. Nói chung, nền kinh tế Nga đứng vững trên đôi chân của mình, thích nghi cả với các hạn chế, và cả giá dầu thấp”, ông Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn được đăng trên trang web của tờ báo Italia “Corriere della Sera”.

Nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh tới tờ báo Ý khi nói về tác nhân gây ra những ảnh hưởng nặng nề giữa quan hệ Nga -Ý nói riêng và Nga- EU nói chung là Mỹ, vốn chẳng ảnh hưởng gì sau lệnh cấm vận.

“Cả Nga và Ý không hưởng lợi về mặt kinh tế từ lệnh trừng phạt” – ông nói. Theo số liệu của Tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Ý SACE, tổn thất kinh tế trực tiếp của Italia vì lệnh trừng phạt ước tính khoảng 2,5-3 tỷ USD.

“Ý hiện là đối tác kinh tế lớn thứ 6 của Nga, mặc dù trong một thời gian dài giữ vị trí thứ 4. Đáng chú ý là Hoa Kỳ chiếm dòng thứ 5, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga bổ sung thêm. Như vậy, Washington, nhân vật khởi xướng phần lớn bộ máy chống Nga, lại không chịu mất mát gì. Ở đây, các đối tác Ý và châu Âu của chúng tôi nói chung, có nhiều điều để suy ngẫm”, Ngoại trưởng Lavrov nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới