Wednesday, December 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu với TQ

Mỹ hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu với TQ

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris tuyên bố hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu, bất chấp các đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Reuters hôm 13/12 dẫn lời Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris tuyên bố cứng rắn về phía Trung Quốc.

“Mỹ không cho phép việc lãnh thổ chung bị đơn phương “kiểm soát” dù cho có bao nhiêu căn cứ được xây trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Khi có thể, Mỹ sẽ hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu nếu ở tình thế bắt buộc” – Đô đốc Harry Harris nói.

Ông Harris nhấn mạnh tới các mục tiêu tự do hàng hải là những mục tiêu dâu dài của Mỹ từ sau khi độc lập và kiên quyết sẽ bảo vệ mục tiêu cốt lõi này.

“Cuộc chiến đầu tiên của Mỹ sau khi độc lập là để đảm bảo tự do hàng hải. Đây là mục tiêu lâu dài và là một trong những lý do khiến chúng tôi sẵn sàng chiến đấu” – Đô đốc Hải quân Mỹ nhấn mạnh.

Lời tuyên bố của Đô đốc Harry Harris đưa ra giữa lúc Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan và tuyên bố xem xét lại chính sách “Một Trung Quốc”, có thể sẽ tiếp tục gây ra các căng thẳng đối với quan hệ Mỹ- Trung.

Mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bày tỏ quan điểm của mình về việc Bắc Kinh sử dụng chính sách “Một Trung Quốc” để làm con bài mặc cả về các vấn đề mà quốc gia này đang xung đột như thao túng tiền tệ và các hoạt động bành trướng của họ ở Biển Đông.

Ngay sau các tuyên bố này của ông Trump, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ.

Tờ báo Trung Hoa nói ông Trump “giống như đứa trẻ trong cách nhìn nhận về chính sách ngoại giao” bởi “Chính sách ‘Một Trung Quốc’ không thể là thứ có thể mua hay bán. Dường như ông Trump chỉ hiểu chuyện làm ăn và tin rằng mọi thứ đều có giá của nó vậy”.

Mỹ sẽ gây căng thẳng với Trung Quốc vào năm 2017

Trong một diễn biến có liên quan, phía Mỹ đang gia tăng các động thái thể hiện sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt đối với các các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sẽ là một phần trong chính sách của Mỹ vào năm sau.

Đầu tuần trước, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – nhân vật từng là ứng viên ra tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa hồi đầu năm – đã giới thiệu một dự luật lên ủy ban Đối ngoại Thượng viện, trong đó đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với hành động bất tuân pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

My san sang doi dau voi Trung Quoc neu...

Thượng Nghị sỹ Marco Rubio.

Dự luật này, được gọi là “Đạo luật xử phạt trên Biển Đông và biển Hoa Đông năm 2016”.

“Những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp và đe dọa an ninh thương mại của Mỹ trong khu vực, với những tác động có thể cảm nhận được tại chính các cảng biển ở Florida ngay lúc này”, ông Rubio lưu ý.

Dự luật này sẽ đại diện cho một sự thay đổi đầy tham vọng trong chính sách của Mỹ. Nếu được thông qua, đạo luật sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ phải thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và các tổ chức của Trung Quốc tham gia hoạt động phi pháp ở Biển Đông và xử phạt lần lượt các tổ chức tài chính của bên thứ ba có sự tương tác cố ý với các đơn vị này.

Giới quan sát đánh giá một khi lệnh trừng phạt từ Mỹ cản trở ý muốn của Bắc Kinh, nó sẽ thổi bùng lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, buộc chính phủ nước này có những biện pháp trả đũa Washington, cũng như kéo quan hệ song phương tụt dốc.

Các biện pháp trừng phạt nếu được đưa ra sẽ có quy định cụ thể cho từng giai đoạn trừng phạt theo các điều kiện nhất định, bao gồm cả việc Trung Quốc đơn phương thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay tiếp tục cải tạo, quân sự hóa tại các đảo chiếm đóng phi pháp. Trong ý nghĩa cụ thể, luật trừng phạt sẽ tạo một số “lằn ranh đỏ” kiềm chế Trung Quốc đi quá xa, giảm bớt sự ngang ngược trong khu vực.

My san sang doi dau voi Trung Quoc neu...

Chính quyền ông Donald Trump sẽ gia tăng căng thẳng với Trung Quốc vào năm 2017.

Theo giới quan sát, mục đích cốt lõi của dự luật này là hạn chế hành vi của Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng bị đặt ra câu hỏi về việc liệu đây chỉ là một thông điệp lập pháp đơn thuần hay là nỗ lực kiềm chế nghiêm túc của Mỹ.

Hồi đầu năm nay, Mike Pompeo thành viên đảng Cộng hòa đến từ Kansas và hiện tại là giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương trong nội các mới của ông Trump đã đề xuất một nghị quyết công nhận phán quyết PCA như một ràng buộc pháp lý và phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới