Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ lo EU-Nga hợp tác, Putin vươn lên bá chủ

Mỹ lo EU-Nga hợp tác, Putin vươn lên bá chủ

EU có thể sẽ hợp tác với Nga trong nhiều vấn đề quốc tế còn chính quyền Tổng thống Mỹ ngày càng có các dấu hiệu thân thiện với Tổng thống Putin.

Sputnik mới đây cho hay, tờ báo Mỹ Wall Street Journal quan tâm tới các vấn đề quốc tế mà tương lai sự phối kết hợp giữa Nga và châu Âu có thể xảy ra ảnh hưởng đặc biệt tới vai trò của Mỹ hiện nay.

Tờ báo Mỹ đã phỏng vấn đại diện cao Ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Federica Mogherini cho rằng, EU và Nga có thể có chung quan điểm về một số vấn đề quốc tế, trái ngược với chính sách mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự định thực hiện.

“Nếu phân tích từng trường hợp cụ thể, có khả năng thấy rằng người châu Âu và người Nga có thể đứng về một phía trong nhiều vấn đề như thỏa thuận Iran, giải pháp Cận Đông và có lẽ cả vai trò của Liên hợp quốc. Tôi sẽ không ngạc nhiên về điều này” – bà Mogherini nói.

Vị quan chức Châu Âu đã bắt đầu nói tới một tương lai có thể xảy ra dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sau khi ông này nhậm chức. Đó có thể là một tương lai mà mang đến cho EU sự sợ hãi hơn là tin tưởng và họ sẽ chọn cách quay đầu.

Tương lai không xa về khả năng mà Nga và châu Âu sẽ hợp tác với nhau để hạn chế các ảnh hưởng về kinh tế của Mỹ, đặc biệt là khi hàng loạt các triệu phú, doanh nhân Mỹ đang trở thành các quan chức trong chính quyền Donald Trump.

Các vấn đề cụ thể mà bà Mogherini nhắc tới như thỏa thuận hạt nhân Iran, vai trò của Liên Hiệp Quốc, hay vấn đề ở Trung Đông dưới chính quyền Tổng thống  đắc cử mới Donald Trump đã được mang ra đánh giá và bàn tính.

Người châu Âu đã sẵn sàng cho một kịch bản vừa quay sang Nga vừa dò thái độ của Mỹ. Sự chuyển hướng này sẽ không gây nên cú sốc nhưng sẽ ăn mòn dần vai trò của Mỹ trong con mắt của Brusel về các vấn đề quốc tế. 

Chế độ Mỹ thân Nga – Putin thành ông chủ

Thêm nữa, trong khi nhìn vào chính quyền mới của ông Donald Trump, một “đế chế” thân Nga trỗi dậy không khỏi khiến châu Âu chuyển bước. Chính lãnh đạo của Nhà Trắng đang lựa chọn bước đi rời ra xa các giá trị cũ của một siêu cường. 

Có thể nói, cùng với đội ngũ nhân sự như  Cố vấn An ninh quốc gia và  Ngoại trưởng đang được dự kiến của ông Donald Trump là người ủng hộ đặc biệt Moscow, ít có khả năng người châu Âu đi ngược lại sự vận động này. 

Dù ông Donald Trump từng có các phát ngôn cho thấy sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia Nga- Mỹ và chính những quan điểm từ khi tranh cử của ông cũng cho thấy điều này, chính quyền Hoa Kỳ đương nhiên sẽ có các điều chỉnh. Song một tương lai mà Nga trở thành tâm điểm trong mọi cuộc tranh luận thay vì Mỹ như hiện nay làm giới tinh hoa ở Washington đứng ngồi không yên. 

Giới quan sát Mỹ đã dự báo tới những khả năng kiềm chế sức ảnh hưởng của Nga trên thế giới và ở Mỹ mà Washington đang nỗ lực lâu nay sẽ đổ xuống sông xuống bể. 

Bao My lo EU-Nga hop tac, Putin vuon len ba chu

Người được ông Trump chọn làm Ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson (trái) hiểu rõ các nhà lãnh đạo Nga.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khả năng chính quyền sắp tới của ông Donald Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là rất cao: “Chúng tôi tin rằng, khả năng lệnh trừng phạt sẽ được Mỹ dỡ bỏ trong năm 2017 hoặc 2018 là 35%”, các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định trong một bài viết.

“Cần nhớ rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ được áp đặt theo mệnh lệnh hành chính của Tổng thống và không cần phải thông qua Quốc hội. Nếu lệnh trừng phạt này không còn được Mỹ duy trì thì châu Âu cũng khó có thể kéo dài lệnh trừng phạt với Nga”, vẫn theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley. Dự kiến EU sẽ xem xét lại lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vào ngày 31/1/2017.

Nhà kinh tế học tại Deutsche Bank Elina Ribakova nhận định: “Nếu ông Trump quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga thì điều này gần như chắc chắn xảy ra”. Và nếu việc lựa chọn ông Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ được Thượng viện Thông qua thì khả năng này lại càng trở nên rõ rệt hơn.

Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov chia sẻ: “Việc lựa chọn ông Tillerson là rất nhạy cảm. Ông Trump đang tiếp tục khiến châu Âu phải sững sờ. Quyết định này cho thấy ý định rõ ràng của Tổng thống đắc cử Donald Trump”.

RELATED ARTICLES

Tin mới