Sunday, September 8, 2024
Trang chủĐàm luậnASEAN cần “tự vấn lương tâm” trong mối quan hệ với TQ

ASEAN cần “tự vấn lương tâm” trong mối quan hệ với TQ

Tờ Thời báo Eo biển (Straits Times) của Singapore vừa đăng bài phân tích về quan hệ ASEAN – Trung Quốc của Tiến sỹ Tang Siew Mun, Giám đôc Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAN). 

Ông Vương Nghị – Ngoại trưởng Trung Quốc

Sự yên tĩnh của Biển Đông dường như ngày càng như một ảo ảnh. Những người theo chủ nghĩa lạc quan có vẻ cho đó là sự yên ắng trên bề mặt, nhưng ẩn sâu dưới đó là những rạn nứt ngày càng lớn trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Quan hệ Philippines – Trung Quốc có vẻ như được hàn gắn sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về việc Philippines kiện Trung Quốc tại Biển Đông. Cả hai bên đồng ý khởi động các cuộc đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp. Trung Quốc gây ngạc nhiên khi cam kết sẽ hoàn thành bộ khung cho Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) vào giữa năm 2017.

Trung Quốc chỉ có thể được tin tưởng nếu biến cam kết của mình thành kết quả cụ thể, do trong quá khứ, nước này trì hoãn thực thi tuyên bố và hành động trái ngược. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 đã được ký kết hàng chục năm mà không đem lại kết quả thực tế nào. Chiến thuật trì hoãn thực hiện DOC là mưu kế của Trung Quốc mà ASEAN rất quen thuộc. Nhưng có vẻ như Bắc Kinh đã tăng mức độ mưu mẹo tại Hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết (NAM) lần thứ 17 vào cuối tháng 9 vừa qua, nơi Trung Quốc giữ vai trò quan sát.

Thông thường, Chủ tịch NAM chiểu theo những quy định của tổ chức, sẽ chấp nhận đưa những diễn biến có liên quan vào văn bản cuối cùng của NAM. Nhưng lần này, Venezuela, nước giữ vai trò chủ tịnh NAM 17, đã gây ngạc nhiên khi từ chối yêu cầu của ASEAN đưa nhũng diễn biến liên quan đến Đông Nam Á. Venezuela không đưa ra giải thích nào, nhưng có thể hiểu lý do về hành động của nước này thông qua khoản viện trợ tài chính 65 tỷ USD mà Trung Quốc dành cho Venszuela trong những năm qua.

Diễn biến tại NAM lần thứ 17 làm người ta gợi nhớ đến sự thất bại của Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN năm 2012 tại Phnom Penh (Campuchia), nơi các nhân tố ủy nhiệm của Trung Quốc đã giúp nước này thoát khỏi những thảo luận về vấn đề Biển Đông, dẫn đến lần đầu tiên trong lịch sử, ASEAN thất bại trong việc đưa ra tuyên bố chung. Không giống như tại Phnom Penh, sự kiện tại NAM vừa rồi không kết thúc với một chiến thắng trong yên lặng của Trung Quốc. Lần này, các phương tiện truyền thông và học giả Trung Quốc tiếp tục hướng sự chỉ trích vào Singapore, quốc gia mà Trung Quốc nhận thức sai rằng như một nhà lãnh đạo của ASEAN.

Đó là việc tờ Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã khơi mào cho vụ việc liên quan đến NAM. Tổng biên tập Hồ Tiến đã sai khi đơn phương cáo buộc Singapore khăng khăng đòi đưa thêm phần phán quyết của Tòa trọng tài liên quan đến vụ kiện của Philippines vào tài liệu của NAM. Trên thực tế, bản cập nhật trình thêm của Chủ tịch ASEAN rõ ràng đã không có phần nào nhắc đến việc này.

Bài đả kích Singapore của Thời báo Hoàn Cầu sau đó được thúc đẩy thêm bởi giáo sư Jin Yinan, Đại học quốc phòng. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, người đã yêu cầu Bắc Kinh phải “áp đặt trừng phạt và trả đũa Singapore vì đã làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc”.

Các công kích nhằm vào Singapore thực tế là nhằm vào ASEAN, một hành động cho thấy nên kinh tế lớn thứ hai thế giới nhìn nhận ASEAN như thế nào. Nó cũng gửi thông điệp rõ ràng của Trung Quốc tới các thành viên khác của ASEAN : một là theo Trung Quốc hoặc sẽ hứng chịu sự tức giận của nước này.

Mới đây, tờ Straits Times đăng bài cho rằng “các tín hiệu mà Bắc Kinh đưa ra là đã đến lúc ASEAN phải thừa nhận thực tế về sức mạnh hiện nay của Trung Quốc và ASEAN cần phải tuân theo những lợi ích của Trung Quốc nếu không sẽ gánh chịu hậu quả”. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng cần phải thận thức rằng những nỗ lực nhằm ép buộc khu vực se phải có cái giá nhất định.

Hơn nữa, nền tảng của mối quan hệ chiến lược giữa ASEAN – Trung Quốc dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau sẽ rơi vào khủng hoảng nếu Trung Quốc đòi hỏi lòng trung thành mù quáng từ ASEAN. Nếu Bắc Kinh tiếp tục thúc ép ASEAN, sẽ có thể một ngày nào đó tổ chức khu vực gồm 10 nước thành viên này sẽ phải xem xét lại mối quan hệ này. Sớm hay muộn ASEAN cần nghiêm túc “tự vấn lương tâm” trong mối quan hệ với một người bạn này mà ngày càng có các hành vi không thân thiện với mình.

Đây là thời điểm để ASEAN tìm ra cho mình động lực trong việc chống lại chiến thuật gây sức ép lặp đi lặp lại nhiều lần của Trung Quốc. Nếu các thành viên ASEAN “buông tay” trước sức ép của Trung Quốc thì họ sẽ không thể đứng vững trong tương lai. Giữ lập trường không có nghĩa là đứng về phía Trung Quốc.

ASEAN cần phải sửa chữa các mối quan hệ đang rạn nứt với Trung Quốc. Để nỗ lực quan trọng này có thể thành công, ASEAN cần phải đoàn kết nhằm lôi kéo Trung Quốc tham gia một cách cởi mở và thẳng thắn. Về vấn đề này, các nước lãnh đạo ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cần đẩy mạnh mặt trận ngoại giao với Trung Quốc, với hy vọng tìm kiếm những gương mặt thân thiện tại Bắc Kinh để hợp tác.

RELATED ARTICLES

Tin mới