Wednesday, November 6, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNga quyết tâm hạ Mỹ và các nước phương tây ở Trung...

Nga quyết tâm hạ Mỹ và các nước phương tây ở Trung Đông

Thắng trận Aleppo đã làm toàn bộ hệ thống phòng thủ của các nhóm nổi dậy được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh nuôi dưỡng, hỗ trợ bị sụp đổ hoàn toàn ở Trung Đông.

Ngoại trưởng 3 nước Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp tại
Moscow bàn về vấn đề Syria mà không có sự tham gia của Mỹ.

Một giải pháp hòa bình dù có xấu mấy chăng nữa vẫn tốt hơn chiến tranh tiếp diễn ở Trung Đông. Chiến thắng trận Aleppo là thất bại thảm hại của Mỹ – Phương Tây tại Syria là điều dễ thấy.

Hãy xem hệ thồng truyền thông Mỹ – Phương Tây công kích Nga như thế nào và thậm chí nước Pháp chỉ thiếu đường treo cờ rũ, khi họ đã tắt đèn tháp Effen để chia buồn với Aleppo… thì rõ.

Aleppo là một khu vực được bố trí phòng thủ mạnh nhất, có vị trí chiến lược quân sự cực kỳ quan trọng. Thắng trận Aleppo đã làm toàn bộ hệ thống phòng thủ của các nhóm nổi dậy được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh nuôi dưỡng, hỗ trợ bị sụp đổ hoàn toàn.

Về chính trị, thắng trận Aleppo dù không đánh tiêu diệt nhiều sinh lực của các lực lượng cố thủ tại Aleppo, nhưng điều lớn hơn là Nga – Syria đã đánh sụp ý chí chiến đấu và mọi nguồn lực của các nhóm nổi dậy.

Đó là về mặt quân sự, về mặt chính trị thì thắng trận Aleppo cũng có ý nghĩa đặc biệt, đó là làm sụp đổ vị thế chính trị, làm mất địa thế chính trị của các nhóm nổi dậy mà Mỹ – Phương Tây dày công xây dựng để sử dụng thay thế chính phủ Assad bị lật đổ trong tương lai.

Có thể nói, các nhóm nổi dậy sau trận Aleppo đã rệu rã, mất ý chí, mất nguồn lực và chỉ là một đám tàn quân.

Cục diện Syria sau Aleppo

Đã có sự thay đổi lớn.

Một là, vai trò quân sự của Mỹ trở nên nhạt nhòa. Có thể nói lực lượng “ôn hòa” là lực lượng mặt đất đáng tin cậy, hy vọng nhất của Mỹ để lật đổ chính quyền Assad. Thế nhưng, khi chúng bị Nga – Syria bóp cổ tại Aleppo thì Mỹ bất lực. Nga đã chiếm lĩnh thế trận,

Tan nát đám “ôn hòa”, Mỹ không còn một lực lượng mặt đất nào khả dĩ có thể hậu thuẫn trực tiếp để tổ chức thực hiện kế hoạch quân sự trong cuộc “cách mạng màu” tại Syria và không còn hy vọng tổ chức, phục hồi vị thế chính trị cho đám nổi dậy.

Mỹ đã từng hậu thuẫn cho YPG, một tổ chức quân sự của người Kurd khá mạnh nhưng hành động này chỉ có tính chiến thuật và rất hạn chế vì YPG không phải do Mỹ sinh ra, nuôi dưỡng, họ có mục tiêu khác Mỹ, lại là kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ-đồng minh của Mỹ.

Mỹ đang hoạt động quân sự tại Iraq chống IS nhưng đang bế tắc trong chiến dịch Mosul. Lực lượng mặt đất mới quyết định thành bại của chiến dịch, trong khi Quân đội Iraq chưa phải là đối thủ của IS thì Không quân Mỹ bất lực khi không có bộ binh Mỹ.

Rốt cuộc Mỹ có gì tại Syria ngoài đám “ôn hòa” được CIA, Lầu Năm Góc nuôi dưỡng đã bị Nga – Syria lùa về Idlib chờ xử lý. Vậy, đám “ôn hòa” này còn có khả năng lật đổ Assad? Rất may là không. Cánh tay của Mỹ không còn ở Syria.

Hai là, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trở thành người chơi chính trên chiến trường Syria.

Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một thế lực quân sự mạnh trên chiến trường, nhưng địa chính trị, quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của đám nổi dậy chống Assad ở Idlib và không thể thiếu họ trong một giải pháp hòa bình cho Syria.

Riêng Nga và Iran thì chúng ta không cần phải phân tích ở đây.

Và khi nắm bắt được cục diện chiến trường thay đổi, lập tức Putin ra đòn tiếp theo để loại nốt Mỹ – Phương Tây ra khỏi Syria cả quân sự lẫn chính trị bằng một nước cờ độc để đưa thế trận Syria vào thế chơi cờ tàn khi lợi quân.

Cờ tàn, trên bàn cờ Syria còn lại những quân nào?

Loại Mỹ phương Tây ra khỏi cuộc chơi trên bàn cờ chính trị Syria bằng cách nào?

Sau Aleppo, Putin đã đề xuất về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Quân đội Syria và phe đối lập “ôn hòa”, và triệu tập một hội nghị tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Syria giữa chính phủ Syria và phe đối lập “ôn hòa” được tổ chức tại Thủ đô Astana, Kazakhstan.

Điểm nổi bật về đề nghị thứ hai là hội nghị tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria là do 3 thành phần tham gia và chủ trì gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran mà bỏ qua hội nghị do LHQ chủ trì tại Geneva cùng mục tiêu.

Như vậy, Mỹ – Phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh “không có chỗ trong mâm cỗ vì trong túi anh chẳng có gì đáng giá”. Các Ngài có gì mà đưa ra điều kiện tiên quyết là “Assad must go”? Không có gì hết.

Nga xuất trình dự thảo cho một giải pháp hòa bình Syria là:

1, Cuộc đàm phán đầu tiên về hình thức của một hiến pháp mới.

2, Các cuộc bầu cử sau đó được quốc tế giám sát, trong đó Tổng thống Assad là hoàn toàn được phép tham gia.

3, Chính quyền của Tổng thống Assad vốn đã được quốc tế công nhận vẫn thực hiện vai trò của nhà nước cho đến khi đó. Điều này có nghĩa là các thành viên phe đối lập không tham gia vào chính phủ chuyển tiếp trước khi hiến pháp thông qua và trước khi bầu cử.

Thổ Nhĩ Kỳ có 2 tùy chọn:

Một là phản đối, tức yêu cầu Assad phải ra đi trước khi có một chính phủ chuyển tiếp. Điều này có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ phải buộc duy trì một lực lượng quân đội lớn, thường xuyên canh giữ vùng đệm, ngăn chặn sự thống nhất của YPG và có thể Assad sẽ “thả cương” cho YPG.

Hai là đồng ý. Lúc này vấn đề người Kurd Syria được ổn thỏa. YPG không thể có cơ hội tách ra thành nhà nước độc lập, cơn ác mộng của Thổ Nhĩ Kỳ, mà chính phủ mới Syria sẽ trở thành đồng minh tự nhiên.

Mặt khác, lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ như FSA có vị trí trong chính phủ mới khiến vai trò, vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ được nâng cao tại Syria.

Rõ ràng, dù phản đối thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không thể thực hiện nổi tham vọng chính trị lớn tại Syria khi Nga và Syria thừa khả năng ngăn chặn, nhưng đồng ý thì đây là vị thế tốt nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, chắc chắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bỏ qua cơ hội.

Không khó hiểu khi Mỹ và phương Tây “giẫy như đỉa phải vôi” trước nước cờ này của Putin nhưng họ có gì trên bàn đàm phán khi Aleppo được giải phóng? Vả lại đây cũng là phản ứng của Nga khi Mỹ và phương Tây đã “mất khả năng thỏa thuận”.

Mỹ – Phương Tây đã bị Nga -Thổ Nhĩ Kỳ hất cẳng ngay trong vụ Aleppo khi họ thỏa thuận ngừng bắn và “sơ tán” dân thường tay đôi với nhau vừa rồi mà không hề biết, biến họ trở thành “người xem”, điều chưa có tiền lệ xưa nay, khiến Mỹ – Phương Tây nổi giận…

Việc Đại sứ Nga bị sát hại tại Ankara không ngăn được Moscow-Ankara-Teheran đàm phàn riêng và chứng tỏ sẽ còn nhiều hành động đê hèn để phá vỡ trục Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran trong thời gian tới.

Nga, hơn ai hết, không có độ tin cậy cao với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trong tình thế hiện nay, với đề xuất này, đã phản ánh lợi thế của Nga trên bàn đàm phán, phản ánh vị thế yếu ớt của Mỹ – Phương Tây trên bàn cờ chính trị Syria và khẳng định những quân cờ chính trong thế cờ tàn Syria.

Rất hy vọng có một giải pháp hòa bình cho Syria dù giải pháp có xấu bao nhiêu thì cũng vẫn tốt hơn giải pháp chiến tranh. Sẽ tốt hơn nhiều khi Nga – Syria buộc phải biến Idlib thành một “nồi hầm” thứ hai.

RELATED ARTICLES

Tin mới