Vụ sát hại Đại sứ Nga Andrei Karlov ngày 19-12 tại Thổ Nhĩ Kỳ được ví với vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand năm 1914, một đốm lửa dẫn đến bùng nổ Thế chiến I
Putin-Erdogan vội dập tắt “thuyết âm mưu”
Lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động chớp nhoáng để chặn đứng bất kỳ thiệt hại nào đối với quan hệ song phương trước khi dư luận quốc tế kịp dự đoán về một “mồi lửa trong khu vực” được châm ngòi,
Các nhà nghiên cứu cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan gần như đã tìm được tiếng nói chung khi cùng có xu hướng cáo buộc vụ ám sát ông Karlov là âm mưu của các “kẻ thù chiến lược” nhằm phương hại quan hệ hai nước.
Ông Erdogan cũng gọi điện cho Putin trao đổi về vụ ám sát ông Karlov, và thông báo sau đó rằng hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng “mối quan hệ hợp tác và sự đoàn kết giữa hai nước để chống lại chủ nghĩa khủng bố cần phải mạnh mẽ hơn”.
Các nhà bình luận người Thổ Nhĩ Kỳ, nói trong thời gian vừa qua cả Putin và Erdogan đều “chĩa mũi giáo” vào các đối thủ của họ. “Cả hai phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều nghĩ có một âm mưu của phương Tây nhằm kích động họ chống lại nhau”
Một giả thuyết đặt ra, nếu đặt “thuyết âm mưu”, như nghi ngờ của Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Frantz Klintsevich, nếu có sự dính líu của NATO đến vụ ám sát Đại sứ Nga, thì đây là một âm mưu đã bị thất bại.
Một hội nghị ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 3 bên giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để thảo luận bước tiếp theo trong hành động tại Syria vẫn được tiến hành như dự kiến vào ngày 20-12 tại Moscow, Nga.
Các nhà phân tích ngoại giao Anh nói rằng cả hai ông đều không có động cơ nào để phá vỡ hay lơi lỏng thỏa thuận mà họ đã đạt được ở Syria, cho phép mỗi bên theo đuổi các mục tiêu riêng của mình.
Tổng thống Nga Putin nói trong rõ ràng trong một cuộc họp “Vụ việc sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ của chúng ta với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi chúng ta hiểu rõ mối liên hệ này quan trọng đến thế nào. Chúng ta sẽ nỗ lực thật nhiều để phát triển nó. Sau khi quan hệ hai nước hòa dịu trở lại, Nga-Thổ đã tìm được nền tảng chung và hy vọng có thể tiến tới thỏa hiệp trong tương lai.”
Thổ Nhĩ Kỳ bảo đảm rằng quân đội của họ xâm nhập miền Bắc Syria không làm ảnh hưởng hay suy yếu chiến dịch tấn công của lực lượng chính phủ Syria và Nga vào Aleppo.
Trong khi đó, Moscow được cho là đã “im lặng” trước các động thái của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phong tỏa khu vực tự trị do người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Syria, sườn phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Putin gọi vụ ám sát Đại sứ Andrei Karlov là “sự khiêu khích hèn hạ”. Ông sẽ xử lý vụ việc này ra sao?
Không có “thế chiến” theo tiền lệ vì vụ ám sát đã củng cố vị thế của Nga.
Nhìn tương quan lực lượng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có đầy đủ cơ sở để kiểm soát vụ khủng hoảng ám sát Đại sứ Nga`
Cuộc chiến ở Aleppo nằm trong nỗ lực can thiệp của Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ được Moscow ‘mặc nhiên công nhận’ hành động của họ ở thị trấn al-Bab (miền Bắc Syria), với mục đích ngăn chặn sự bành trướng của người Kurd.
Vụ ám sát Đại sứ Nga thậm chí khiến quan hệ Nga-Thổ trở nên “mất cân bằng” hơn nó vốn có. “Nga luôn là ‘cửa trên” và vụ việc lần này chỉ khiến họ mạnh hơn mà thôi. Cũng chẳng thiếu các nhà bình luận thân chính phủ ở cả hai nước không chậm trễ đặt giả thuyết về “có bàn tay của phương Tây” đằng sau vụ ám sát.
Người ta còn đồn đoán, hung thủ giết Đại sứ Karlov “nhiều khả năng là điệp viên của NATO”, Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), ông Alexei Pushkov cáo buộc các kẻ thù của Nga gieo rắc “cơn cuồng loạn chính trị và truyền thông”.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Chính phủ Erdogan thì nhanh chóng tuyên bố hung thủ Mevlut Mert Altintas là một người ủng hộ Fethullah Gulen, giáo sĩ lưu vong tại Mỹ, người bị Ankara cáo buộc chủ mưu kế hoạch đảo chính hồi giữa tháng 7. Và rằng vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov là vụ giết người được lên kế hoạch kỹ càng từ trước chứ không phải theo ý riêng của kẻ sát nhân hoặc sự trả thù cá nhân
Cựu quan chức ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng cái chết của Andrei Karlov sẽ không gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ Nga-Thổ như vụ Su-24 Nga bị bắn hạ ngày 24-11-2015.
Trong vụ việc này, Moscow muốn điều tra triệt để tính chất tấn công này nhằm xác định rõ thủ phạm đứng sau. Hiện vẫn chưa rõ vụ ám sát Đại sứ Nga là một hành động kiểu ‘sói đơn độc’, hay các phần tử cực đoan có tổ chức đã trà trộn vào lực lượng hành pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng tình với quan điểm rằng không có động cơ chính trị nào khiến Ankara hay Moscow muốn kéo đối phương vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao mới, và sự so sánh vụ ám sát ông Karlov với vụ Franz Ferdinand hơn 1 thế kỷ trước là sai lầm.
Gần đây Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có những liên hệ bền vững ở cấp độ chính trị và quân sự cấp cao. Tuy nhiên, sự ám ảnh về sự khởi đầu của Thế chiến I vẫn còn đó, nhưng nếu Tổng thống Erdogan xử lý một cách kịp thời và hiệu quả vấn đề khủng hoảng ngoại giao với Putin thì có lẽ sẽ không tạo ra hậu quả nghiêm trọng nào đối với quan hệ song phương… Cả Moscow và Ankara đều có quá nhiều rủi ro vào lúc này nếu họ chống lại lẫn nhau.