Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiMua nhiều gỗ cao su hơn, TQ đang âm mưu làm gì...

Mua nhiều gỗ cao su hơn, TQ đang âm mưu làm gì với gỗ Việt?

Gỗ cao su có giá trị lớn nên thương lái Trung Quốc tăng mua gỗ cao su sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam…

Thiếu nguyên liệu gỗ cao có thể khiến doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam bị thiệt hại rất lớn

Gần đây, khi thương lái Trung Quốc tăng cường mua gỗ cao su thì nhiều người Việt Nam đã nhìn nhận đó hiện tượng lạ mà phía sau được cho là âm mưu phá hoại ngành công nghiệp cao su Việt Nam vì Trung Quốc là khách hàng tiêu thụ lớn nhất cao su thiên nhiên Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề đó còn phải xem xét trên nhiều khía cạnh, nhất là về lượng cung – cầu cao su thiên nhiên của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới.

Do vậy chưa thể nhận diện việc thương lái Trung Quốc mua gỗ cao su là nhằm phá hoại ngành công nghiệp cao của Việt Nam. Mấy năm trời khai thác mủ cao su cũng lỗ vì tiền công lao động cao, mà không khai thác thì cũng lỗ nên việc người dân chặt cao su bán gỗ không phải là bị gài bẫy.

Và khi nhìn ở góc độ khai thác gỗ thì việc Trung Quốc tăng cường thu gỗ cao su tại Việt Nam cho thấy sự việc này sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam, nhất là với những sản phẩm được làm bằng gỗ rừng trồng.

Với hàng chục năm tìm hiểu về triết lý kinh doanh của người Trung Quốc, cá nhân người viết cho rằng đây mới là mục đích mà thương lái Trung Quốc hướng tới trong trường hợp này.

Giá trị kinh tế của gỗ cao su so với những loại gỗ rừng trồng khác

Từ những năm 1990 của thế kỷ trước, khi các doanh nghiệp nước ngoài – nhất là các doanh nghiệp từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan – đầu tư vào công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu thì gỗ cao su tại Việt Nam mới được sử dụng, chế biến thành những sản phẩm có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu.

Gỗ cao su nói riêng, gỗ rừng trồng nói chung, thường không có độ bền như các loại gỗ rừng tự nhiên, mà thể hiện ra là dễ mối, mọt, mốc, mục chỉ sau một thời gian ngắn. Riêng với gỗ cao su thì chỉ cần 3 tháng sau khi khai thác mà không được xử lý bằng các loại hoá chất thì có thể không còn sử dụng để chế biến sản phẩm được nữa.

Theo tài liệu kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu thi việc xử lý gỗ cao su để đảm bảo có thể sử dụng được lâu dài thường phải được tiến hành xử lý qua 4 khâu quan trọng là ngâm, tẩm, tẩy (với việc sự dụng các hoá chất) và sấy – qua việc thay điều kiện nhiệt độ, làm giảm độ ẩm cho gỗ. Sau khi được sơ chế, gỗ cao su mới được đưa vào quy trình chế biến, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị.

Đặc điểm riêng có của gỗ là độ co ngót rất lớn, nên khi thay đổi thời tiết thì gỗ, sản phẩm gỗ sẽ luôn có hiện tượng nứt vỡ, cong vênh, vì vậy các loại gỗ phục vụ chế biến xuất khẩu – nhất là các mặt hàng gia dụng – đểu được xử lý đề tránh tình trạng biến dạng sản phẩm. Việc xử lý này được hiện với 3 bước công việc là cắt ngắn, xẻ nhỏ và ghép lại.

Để có những loại gỗ theo qui cách 1,2m x 2,4m hay 2,0m x 2,0m như thường thấy hoặc phù hợp với qui cách các chi tiết cùa sản phẩm thì gỗ xẻ cao su thường được cắt với độ dài khoảng từ 20cm đến 25cm với loại dao cắt đặc biệt, rộng khoảng 3cm đến 7cm. Sau đó chúng được nối lại bởi các loại keo dính đặc biệt được phủ kín ở đầu các vết cắt và các cạnh ghép.

Trung Quoc tang mua go cao su: Am muu hai go Viet...  

Gỗ tràm bông vàng được ghép thành tấm, màu sắc không đẹp bằng gỗ cao su

Chính nhờ quy trình cắt và ghép nên gần như tất cả các bộ phận của cây cao su đều có thể sử dụng được. Theo kinh nghiệm của những người khai thác gỗ cao su và chế biến sản phẩm bằng gỗ cao su ghép thì chất lượng gỗ cao su được tạm xếp loại như sau :

Loại I là từ khoảng 0,5m tính từ mặt đất đến nhánh đầu tiên trên thân cây. Loại II là từ mặt đất lên đến 0,5m thân cây và những nhánh lớn có đường kính từ 8cm đến 10 cm trở lên. Loại III là gốc cây. Loại IV là nhánh nhỏ và rễ cây có thể xẻ nhỏ và ghép được. Cũng từ việc phân loại chất lượng gỗ trên cây cao su mà cho ra các loại gỗ sơ chế A,B,C,D trên thị trường.

Do vậy, việc thương lái Trung Quốc tận thu các loại gỗ trên cây cao su từ cành đến gốc, rễ là hoàn toàn bình thường chứ không có gì lạ cả.

Khi lượng gỗ cao su khai thác tại Việt Nam không còn đáp ứng các đơn hàng và việc nhập khẩu gỗ cao su từ các nước khác cũng không đủ thì các loại gỗ vườn, gỗ rừng trồng khác được sử dụng thay thế.

Trong số đó có thể kể đến các loại gỗ như keo lá tràm, tràm bông vàng, bạch đàn, xoan đào, thông, xoài rừng, xà cừ, bồ đề, lồng mức, tre trúc, thậm chí cả gỗ cây đào lộn hột.

Tuy nhiên, sản phẩm làm bằng các loại gỗ rừng trồng khác không được ưa chuộng như sản phẩm làm bằng gỗ cao su, bởi những ưu điểm của gỗ cao su so với các loại gỗ khác. Thứ nhất về màu sắc, sau khi tẩy sáng thì gỗ cao su đảm bảo được màu sắc khá giống với màu gỗ tự nhiên nên rất đẹp.

Thứ hai là thớ gỗ cao su rất mịn nên việc cắt, ghép đảm bảo hơn, nhất là sản phẩm đòi hỏi gỗ nguyên liệu phải mỏng. Thứ ba là độ cứng của của gỗ cao su. Do vậy, gỗ cao su luôn là nguyên liệu được ưa chuộng và là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng xuất khẩu tại Việt Nam.

Những nguy hại Trung Quốc tăng thu mua gỗ cao su Việt Nam

Việc thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua gỗ cao su tại Việt Nam sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Theo cá nhân người viết thì có thể nhận diện vấn đề qua ba hiệu ứng sau.

Thứ nhất là các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ mất đi những đơn hàng mà đòi hỏi phải được sản xuất bằng gỗ cao su và chỉ bằng gỗ cao su. Đây được xem là nguy cơ khiến trong tương lai doanh nghiệp Việt Nam có thể mất những khách hàng truyền thống, bởi cả khả năng đáp ứng lẫn cung ứng của doanh nghiệp đều giảm khi nguyên liệu khan hiếm.

Điều đó khiến cho thị trường hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam có thể bị thu hẹp. Khi thực tế đó xảy ra thì doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, lao động sẽ dôi dư, từ đó làm gia tăng lực lượng lao động thất nghiệp – một vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu.

 

Thiếu nguyên liệu gỗ cao có thể khiến doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam bị thiệt hại rất lớn

Thứ hai là doanh nghiệp Việt Nam có thể phải làm không công cho doanh nghiệp Trung Quốc trong trường hợp không mất đơn hàng và phải nhập lại nguyên liệu của chính doanh nghiệp Trung Quốc. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu của Trung Quốc luôn là một cái bẫy khi hợp đồng đã ký và thời hạn giao hàng đã được xác định.

Kinh nghiệm về giá gỗ sưa tăng đột biến trong những năm 2003 – 2007 là một bài học đắt giá cho doanh nghiệp Việt Nam trước cái bẫy của người Trung Quốc. Cũng nên nhớ lại rằng xuất phát từ những hợp đồng trong mơ cả về số lượng lẫn giá cả mà nhiều người Việt Nam quên mất là mình đang bước vào cái bẫy của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc giăng bẫy bắt đầu bằng việc tăng cường lùng sục mua gỗ sưa tại Việt Nam, sau đó thì lại đặt các đơn hàng chế biến bằng gỗ sưa với giá rất cao. Rồi đến khi tiến hành sản xuất thì những nhà sản xuất Việt Nam không có đủ gỗ sưa để chế biến sản phẩm và khi đó người Trung Quốc “từ trong bóng tối” tung gỗ sưa ra bán với giá cực cao mà người mua là những nhà sản xuất Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng cho họ.

Thực tế cay đắng đó khiến cho người Việt Nam không những làm không công cho thương lái Trung Quốc, mà còn phải hao tài tốn của thêm nhiều nữa để có thể tránh không bị phạt hợp đồng. Do vậy, nếu không cẩn trọng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra với “hiện tượng gỗ cao su” hiện nay.

Thứ ba là doanh nghiệp Việt Nam có thể phải làm gia công cho doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một thực tế đã xảy ra khi đầu vào bị hạn chế và đầu ra bị thu hẹp. Người Trung Quốc tăng cường thu mua gỗ cao su hiện nay có thể đưa doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam rơi vào tình trạng đó và buộc doanh nghiệp Việt Nam phải gia công cho họ thay vì họ phải đầu tư dây chuyền sản xuất tốn kém và rủi ro.

Theo Tổ chức Quản lý và bảo tồn rừng bền vững Hoa Kỳ (Forest Trends) năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 965,8 triệu USD, tăng thêm gần 121 triệu USD so với năm trước đó. Trong 3 quý đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 725,3 triệu USD, do vậy doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào đối tác cũng như thị trường Trung Quốc.

Trong khi người Việt Nam chưa có thói quen trồng cao su lấy gỗ (mà chưa chắc đã kém hiệu quả so với trồng để lấy mủ nếu thay đổi cách trồng) thì việc có nguồn nguyên liệu “ngon lành” bị thương lái Trung Quốc chiếm mất là một lời cảnh báo nghiêm trọng và không thể xem thường.

RELATED ARTICLES

Tin mới