Monday, January 13, 2025
Trang chủĐiểm tinBáo Anh kích động đối đầu hạt nhân Nga-Mỹ?

Báo Anh kích động đối đầu hạt nhân Nga-Mỹ?

Reuters cho rằng Tổng thống Nga Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Trump dường như đã bất ngờ khai mào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Bài bình luận trên trang Reuters ngày 29/12 có tựa: “Với Trump,
chính sách bên miệng hố chiến tranh hạt nhân đang trở lại”

Khơi mào đua hạt nhân

Trang tin Reuters của Anh mới đây có bài bình luận về tương lai mối quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Theo đó, ngay trước lễ Giáng sinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dường như đã bất ngờ khai mào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tăng cường.

Hãng tin của Anh đánh giá đây là một dấu hiệu sớm cho thấy quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có thể không theo hướng tích cực như một số người mong đợi.

Vẫn chưa thể biết chính xác ông Trump dự tính điều gì khi viết trên trang Twitter ngày 22/12 rằng Mỹ “phải củng cố và tăng cường kho hạt nhân của mình cho tới khi thế giới đi tới được nhận thức về vũ khí hạt nhân”.

Reuters cho rằng bình luận trên dường như là một sự phản ứng trước những phát biểu trước đó của ông Putin về việc củng cố kho hạt nhân của Nga và khoe rằng đất nước của ông có thể đánh bại bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào.

Những phát biểu của ông Trump được Reuters nhận định dường như khác biệt hẳn với cách tiếp cận của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, người vẫn đang cố gắng giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của Mỹ”.

Tuy nhiên, ngay bản thân chính quyền sắp mãn nhiệm bằng nhiều cách cũng tỏ ra quyết đoán hơn bất cứ chính quyền tiền nhiệm nào thời hậu Chiến tranh Lạnh trong quan điểm hạt nhân của mình.

Hãng tin của Anh cho rằng đối mặt với một nước Nga ngày càng mạnh và một Triều Tiên thù địch, Chính quyền Obama đã có vài lần đưa máy bay ném bom có thể sử dụng vũ khí hạt nhân B-2 và B-52 tới châu Á và châu Âu nhằm tái đảm bảo với các đồng minh và gửi một thông điệp rất dễ hiểu tới những đối thủ tiềm năng có năng lực hạt nhân.

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ sử dụng mạng Twitter để phát tín hiệu về những ý định của mình là một diễn biến mới.

Mỹ vốn đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh của mình với đa số dựa trên các công nghệ lỗi thời và đã gặp hàng loạt vấn đề về quản lý và kỹ thuật trong những năm qua.

Tuy nhiên, Chính quyền Obama đồng thời cũng có những dấu hiệu muốn điều chỉnh đôi chút quan điểm hạt nhân của Mỹ, có thể là bác bỏ “việc sử dụng trước” vũ khí hạt nhân của Washington trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Theo học thuyết trước đây của Mỹ, cụ thể trong thời Chiến tranh Lạnh, Washington luôn tỏ dấu hiệu có thể sẵn sàng dùng giải pháp hạt nhân trước để duy trì một cuộc tấn công phủ đầu như quân đội Nga làm ở châu Âu.

Ông Trump đã đưa ra một loạt dấu hiệu lẫn lộn, và thường trái thông lệ, về chính sách hạt nhân. Trong chiến dịch tranh cử, ông dường như đã đề xuất rằng Washington nên từ bỏ lập trường cũ là cam kết đáp trả tương ứng trước bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào nhằm vào các đồng minh thân cận trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay ở châu Á, thậm chí dường như còn đề xuất các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc phải tích cực hơn để có được kho vũ khí nguyên tử của riêng mình.

Reuters nhận định giới chức an ninh Mỹ quan ngại khả năng ông Trump sẽ có cách thức tiếp cận nồng ấm hơn với ông Putin và sẽ có nhiều người ở cả hai phe trong nội bộ nước Mỹ có thể lại hoan nghênh một đường lối chính sách cứng rắn hơn. Điều nguy hiểm là nó sẽ tái diễn nguy cơ đối đầu lớn giữa hai nhà lãnh đạo hiện chưa định hình mối quan hệ của họ.

Nga đã công khai học thuyết mới của mình về “tấn công hạt nhân không leo thang”, một khái niệm về việc đe dọa tấn công hạt nhân có giới hạn nhằm buộc chấm dứt một cuộc xung đột thông thường.

Reuters cảnh báo điều đó chưa chắc sẽ có tác dụng bởi vì học thuyết của NATO nêu rõ rằng việc sử dụng sức mạnh hạt nhân đa phần sẽ được đáp trả tương ứng.

Hãng này cũng dẫn nguồn công khai cho biết Nga hiện có khoảng 7.300 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.700 có khả năng ngay lập tức lắp đặt cho tên lửa và bom. Con số này của Mỹ lần lượt là 7.000 và 1.300.

Trong khi đó, Anh, Pháp và Trung Quốc mỗi nước có khoảng 200-400 đầu đạn. Ấn Độ có khoảng 110 đầu đạn, trong khi Pakistan có khoảng 140 đầu đạn.

Việc đe dọa đáp trả bằng vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ thực ra chưa bao giờ kết thúc. Kho vũ khí của Mỹ và Nga đã hạn chế hơn rất nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Khi đó, chỉ riêng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đã có trên 25.000 đầu đạn. Ngay cả như bây giờ, một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga có thể hủy diệt toàn bộ nửa Bán cầu Bắc.

Như ông Putin nói rõ trong cuộc họp báo mới đây, đó là lý do tại sao Nga lại phản ứng tức giận như thế trước sự phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa có giới hạn của Mỹ, nhất là ở khu vực Đông Âu.

Theo quan điểm của Washington, mục tiêu của các hệ thống này luôn nhằm vào những nước “nguy hiểm”, nơi có các nguy cơ tiềm ẩn như Triều Tiên và Iran. Nhưng với Nga, những hệ thống phòng thủ này luôn được coi là chiến lược của phương Tây nhằm xóa bỏ kho nguyên tử của Moscow.

Reuters nhận định xem ra ít có triển vọng thế giới sẽ sớm “đi tới nhận thức” về hạt nhân. Những nguy cơ từ khả năng đó giờ rõ ràng đang quay trở lại và nhiệm vụ của ông Trump là phải giải quyết chúng.

RELATED ARTICLES

Tin mới