Năm 2013, Trung Quốc phát động sáng kiến xây dựng một thể chế phát triển đa phương mới, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Washington không chỉ từ chối tham gia AIIB mà còn phát động một chiến dịch ngoại giao im lặng để thuyết phục các đồng minh làm giống mình.
Bắc Kinh cho rằng AIIB có thể giúp lấp chỗ trống hàng nghìn tỷ USD trong việc tài trợ cho các dự án đường sắt, đường bộ, nhà máy điện và nhiều cơ sở hạ tầng khác trong khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới này.
Nhưng Mỹ đã coi đề xuất của Trung Quốc là một thách thức với các thể chế phát triển khu vực và toàn cầu hiện nay mà Mỹ đã giúp tạo lập trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh thế giới II. Washington không chỉ từ chối tham gia AIIB mà còn phát động một chiến dịch ngoại giao im lặng để thuyết phục các đồng minh làm giống mình.
Washington cho rằng thể chế mới này có thể hủy hoại hệ thống hiện hành bằng cách cung cấp các khoản đầu tư mà không áp đặt các tiêu chuẩn chống tham nhũng và các tiêu chuẩn về môi trường mà các nhóm hiện nay đang áp dụng.
Một số người ở Washington cũng cho rằng Bắc Kinh có một mục đích sâu xa hơn: đó là xây dựng một nền tảng thay thế gồm các thể chế quốc tế do Trung Quốc định hướng, thoát khỏi sự chế ngự của Mỹ và các giá trị tự do mà Mỹ cũng như các nền dân chủ công nghiệp hóa khác gắn vào.
Nhiều người cho rằng lo lắng công khai của Washington về các tiêu chuẩn trên thực tế chính là lo ngại địa chính trị vì Mỹ cho rằng AIIB là bước đầu tiên trong một nỗ lực lớn hơn của Bắc Kinh nhằm xây dựng một trật tự thế giới lấy Trung Quốc làm tâm.
Mỹ đã không ngăn cản được tham vọng của Trung Quốc bằng cách vô hiệu AIIB. Ngân hàng này đã được khởi động năm 2015, và cho đến giữa năm 2016, một loạt các đồng minh thân cận của Mỹ, trong đó có Australia, Canada, Pháp, Đức, Israel, Hàn Quốc và Vương quốc Anh (trừ Nhật Bản) đã bất chấp Washington và gia nhập thể chế tài chính quốc tế này.
Liệu Washington có thể đối xử khác đi với sáng kiến của Trung Quốc hay không? Và thất bại này của Washington nói lên điều gì về trật tự thế giới hiện hành?
Các câu trả lời ít liên quan đến chi tiết của ngân hàng mới này hay việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng ở châu Á. Thay vào đó, các câu hỏi trên cần một cách hiểu cân bằng về vai trò mà Trung Quốc bắt đầu có khi tham gia các quan hệ quốc tế đương thời và thách thức nghiêm túc mà Bắc Kinh đặt ra.
Trung Quốc luôn nung nấu tham vọng vượt qua Mỹ, nhưng vẫn chưa đủ mang tính cách mạng. Quy mô, sự thịnh vượng và chính sách đối ngoại gây hấn của nước này khiến họ cần những thay đổi lớn trong các thể chế hiện hành, nhưng họ không thể đủ sức sắp đặt lại trật tự quốc tế hiện nay.
Cách đây nửa thế kỷ, Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã đưa ra tầm nhìn cách mạng rõ rệt về nền chính trị thế giới và vai trò của Trung Quốc.
Ngược lại, ngày nay Bắc Kinh kiên trì theo đuổi các lợi ích quốc gia và các yêu sách lãnh thổ nhưng không có sự thay thế rõ ràng cho hệ thống ưu thế hiện nay và đang là một thành viên của gần như bất cứ thể chế lớn nào đang hiện hành. Trung Quốc là một cổ đông miễn cưỡng nhưng vẫn mâu thuẫn và thường bất mãn.
Sự nổi lên một cách ngoạn mục của Trung Quốc trong vài thập kỷ gần đây đã tạo cho họ đòn bẩy để mong muốn một tiếng nói có trọng lượng hơn trong các vấn đề quốc tế. Họ đã có sức mạnh quân sự ngày một lớn, hàng nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ có thể được dùng vào đầu tư trực tiếp, và tầm ảnh hưởng mới tại các nước đang phát triển từ châu Phi đến Trung Á.
Các thực tế này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh giờ đây có thể hỗ trợ hoặc hủy hoại sự cai trị khu vực và toàn cầu. Đối phó với sự nổi lên bất cần luật chơi chung của Trung Quốc sẽ đòi hỏi một sự gắn kết chiến lược và sáng tạo hơn nhiều những gì mà phương Tây đã thể hiện từ trước đến nay.
Cải cách và mở cửa
Phải đến các thập kỷ 1960 và 1970, một Trung Quốc rất khác mới tìm cách mở cửa hơn với hệ thống quốc tế. Lúc đó họ ngoảnh mặt lại gần như với mọi thể chế lớn toàn cầu.
Ngày nay, Bắc Kinh tự khẳng định mình hơn bao giờ hết nhằm thúc đẩy các lợi ích của mình theo một loạt cách thức và diễn đàn, nhưng họ vẫn thường bắt chước và phỏng theo các thói quen từ các thể chế hiện tại, như họ đang làm với AIIB.
Phản ứng của Washington vừa là hoan nghênh vai trò mới của Trung Quốc vừa cố kiềm chế nước này. Ngay cả khi Mỹ nỗ lực để đưa Trung Quốc vào hệ thống quốc tế, nhiều người ở Mỹ vẫn nghĩ rằng Bắc Kinh có thể phá hoại sự quản trị quốc tế và lập lại các thói quen. Trong một thập kỷ qua, Washignton bắt đầu thay đổi cách tiếp cận. Mỹ tỏ ra quả quyết hơn trong việc xoáy vào các năng lực của Trung Quốc và ngăn cản Bắc Kinh thách thức các thể chế hiện hành.
Năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick đã có bài phát biểu nêu ra chiến lược mới này. Ông Zoellick tìm cách chuyển đổi trọng tâm chính sách Trung Quốc của Washington khỏi câu hỏi liệu Bắc Kinh đang ở trong hay ngoài các thể chế lớn, sang một vấn đề lớn hơn là cách hành xử và lựa chọn của họ.
Ông ghi nhận rằng Trung Quốc chỉ 4 năm sau khi gia nhập WTO đã gần như hoàn tất tiến trình hội nhập vào trật tự thế giới đã được thiết lập. Họ đã gia nhập hầu hết các thể chế lớn mà họ từng một thời phản đối, ít nhất là trên giấy, ký kết các hiệp ước và nghị định thư lớn về các vấn đề đa dạng, từ việc thu nhỏ lỗ hổng tầng ozone đến vũ khí hóa học.
Ông Zoellick cho rằng chính sách của Mỹ vì vậy cần thay đổi căn bản. Ông nói: “Đã đến lúc đưa chính sách của chúng ta mở cửa cho Trung Quốc gia nhập vào hệ thống toàn cầu. Chúng ta cần kêu gọi Trung Quốc trở thành cổ đông có trách nhiệm trong hệ thống này”.
Một phần động lực đằng sau phát biểu của ông Zoellick là tấn công vào xu hướng Bắc Kinh nghiễm nhiên hưởng lợi an ninh và ổn định mà Mỹ cung cấp tại châu Á và trên thế giới.
Tại Afghanistan chẳng hạn, Trung Quốc nhận được nhiều lợi ích từ cuộc chiến mà Mỹ dẫn đầu chống lại Al-Qaeda và Taliban, trong đó có việc loại trừ một mối đe dọa khủng bố ở biên giới phía Tây của họ và tạo ra một chính phủ ổn định hơn ở Kabul.
Nhưng Trung Quốc đóng góp rất ít vào nỗ lực này, nếu so với quy mô kinh tế của họ. Trong những thập kỷ sau đó, sức mạnh và vai trò toàn cầu của Trung Quốc ngày một lớn thêm.
Tại hội nghị G20 năm 2009 ở Pittsburgh, họ đã muốn quyền bỏ phiếu lớn hơn trong Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Năm 1999, họ không còn tư cách để vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), đến giữa thập kỷ này, họ thậm chí đã trở thành người đóng góp cho IDA. Và họ đã tham gia, và trở thành nước đồng tài trợ cho các dự án với hầu hết các ngân hàng phát triển khu vực, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nội Mỹ và Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu.
Nhưng dù Trung Quốc đã trở thành một cổ đông trong những tổ chức này và các thể chế khác, họ vẫn thường hoài nghi chúng và tỏ ra không hài lòng về các công việc của của các thể chế đó.