Thursday, January 2, 2025
Trang chủĐàm luậnTQ đang thực hiện chiến tranh phức hợp trên biển

TQ đang thực hiện chiến tranh phức hợp trên biển

Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 19/01, ngày mà cách đây 42 năm (19/01/1974) Trung Quốc đã nổ súng cướp các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa đang đồn trú, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đúng 10 năm sau (1984), Trung Quốc một lần nữa ngang nhiên đánh cướp các đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cả hai lần Trung Quốc đều thực hiện việc đánh cướp dã man, tiêu diệt hết lực lượng Việt Nam bảo vệ đảo.

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc hoàn thành đường băng trái phép
trên đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cướp đảo xong, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền, bất chấp pháp lý và đạo lý, đe dọa sự phản ứng của các nước Đông Nam Á và Thế giới. Táo tợn hơn, Trung Quốc còn bồi đắp các đảo, xây dựng sân bay trên các đảo thành căn cứ quân sự hỗn hợp cả hải quân, không quân, tên lửa và pháo binh. Nhiều người gọi đây là các tầu nổi của Trung Quốc trên Biển Đông.

Âm mưu lâu dài của Trung Quốc là khẳng định chủ quyền, khống chế tuyến đường biển huyết mạch của Thế giới trên Thái Bình Dương. Buộc các nước trước hết là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Úc và các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào sự cho phép hoặc cản trở của Trung Quốc. Không chỉ khống chế trên biển, Trung Quốc còn chủ trương lập vùng Định dạng bay, không chế cả đường hàng không.

Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc không chỉ sử dụng lực lượng hải quân, không quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, mà Trung Quốc còn buộc ngư dân Trung Quốc phải cầm súng. Trong những năm qua Trung Quốc thực hiện việc vũ tranh cho các tầu đánh cá. Nhơ bẩn hơn, Trung Quốc còn cho lực lượng cắt cáp viễn thông dưới biển của các nước. Nghĩa là Trung Quốc đã và đang không từ bất cứ thủ đoạn nhơ bẩn nào.

Từ cách thức của Trung Quốc, gần đây cựu Đô đốc hải quân Mỹ, James G. Stavridis đã có bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Poceedings của Viện hải quân Mỹ cảnh báo về nguy cơ một hình thức chiến tranh mới mà ông gọi là “chiến tranh phức hợp trên biển”. Chiến tranh phức hợp là loại hình chiến tranh có sự tham gia của cả các lực lượng dân sự (ví dụ như tàu đánh cá cỡ lớn, tàu chở dầu, chờ hàng được vũ trang và dễ đánh lừa khi thực hiện hoạt động quân sự như rải mìn, cắt cáp, tân công khi cần thiết). Hình thức chiến tranh này sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động vận tải thương mại và khai thác dầu khí, khoáng sản trên biển của các nước có chủ quyền và quyền đi lại hợp pháp.

Chiếm giữ các đảo bằng hành động ăn cướp, nhưng nhiều năm qua Trung Quốc đang cố gắng nhồi nhét vào lớp trẻ Trung Quốc rằng Trung Quốc thu hồi các đảo vốn thuộc Trung Quốc bằng cách đưa bản đồ biển đảo vào sách giáo khoa, và trên bìa hộ chiếu, rầm rộ tổ chức các ngày kỷ niệm “thu hồi” Hoàng Sa, Trường Sa.

Ở Mỹ đã có cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc”, trong đó cảnh báo Thế giới có thể bị Trung Quốc giết chết bằng hàng hóa kém chất lượng, độc hại và cả bằng sự ngang nhiên đánh cướp biển đảo. Đây là lời kêu gọi toàn Thế giới hãy cảnh giác với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới