Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinSự có mặt của chiến hạm Anh ở Biển Đen là vô...

Sự có mặt của chiến hạm Anh ở Biển Đen là vô nghĩa?

Theo The National Interest, Anh đã không giấu giếm mục đích khi điều chiến hạm mạnh nhất của mình vào Biển Đen. Tuy nhiên, đây chỉ là hành động vô nghĩa.

Chiến hạm HMS Diamond tuần tra cùng tàu sân bay Mỹ.

Hành động vô nghĩa

Theo nguồn tin này, Hải quân Hoàng gia Anh đã quyết định điều chiến hạm HMS Diamond được trang bị tên lửa đến Ukraine. Dự kiến tàu này sẽ đảm đương sứ mệnh bảo vệ 650 quân nhân Anh tham gia tập trận bí mật ở Ukraine.

Tuy nhiên, tờ The National Interest đặt câu hỏi, liệu Moscow có tiếp nhận điều này này một cách nghiêm túc hay không. Về mặt quân sự, một con tàu với 60 lính thủy đánh bộ trên tàu chỉ giống như một cử chỉ “thuần túy mang tính biểu tượng”.

Nếu kiềm chế Moscow đột nhiên phát triển thành chiến tranh, tàu khu trục, thậm chí trong thành phần nhóm chiến thuật của NATO sẽ không kéo dài hiện diện tại bờ biển của Nga, nơi triển khai máy bay quân sự, tên lửa phòng thủ bờ biển, gần đó là đầy đủ các tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

Trước thông điệp “Nước Anh đang gửi một tín hiệu rõ ràng rằng chúng tôi và khối NATO cam kết bảo vệ nền dân chủ trên thế giới và ủng hộ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, Tạp chí Forbes cho rằng, việc Hạm đội Biển Đen được biên chế số lượng lớn tàu mang tên lửa Kalibr làm phá sản kế hoạch không chỉ của Anh, Mỹ và NATO tại vùng biển này.

Thời gian gần đây, Anh và Mỹ ngày càng ra mặt cộng tác với các nước trong khu vực Biển Đen, mời họ tiến hành các cuộc tập trận hải quân và thao diễn quân sự.

Lý giải hành động như vậy, Washington cho rằng các quốc gia có chung biên giới Nga đều thể hiện nhu cầu cần thiết về việc bảo vệ chống lại “mối đe dọa” tiềm ẩn từ Moskva, tạp chí Forbes nhận định.

Đồng thời các nước phương Tây đều biết rõ rằng trong chặng dài hàng trăm năm Nga luôn xem vị thế ở Biển Đen là một trong những khâu bảo đảm quan trọng nhất cho an ninh quốc gia của mình.

Trong tương quan này, không có gì đáng ngạc nhiên khi những năm gần đây Moskva tập trung vào công tác nhằm trả lại cho Hạm đội nước mình niềm vinh quang từng sáng chói, tác giả bài viết khẳng định.

Kể từ thời điểm Crimea trở lại thành phần Nga, hệ thống bảo vệ Biển Đen đã được củng cố rõ rệt với sự hỗ trợ của các tổ hợp tên lửa siêu thanh chống hạm tầm xa 600 km, các máy bay quân sự tiên tiến, cũng như tàu nổi và tàu ngầm, tờ báo liệt kê.

Những khả năng ưu việt của Hạm đội Nga tạo điều kiện hạn chế tự do hành động của Mỹ và NATO ở Biển Đen và đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng của Washington phải gia tăng chi phí cho trang bị quân sự.

Theo Forbes, thậm chí những con tàu tuần tra cỡ nhỏ của Nga cũng đủ sức giáng đòn tấn công sấm sét hơn là các tàu của Hải quân nước khác, nhờ sử dụng tên lửa hành trình loại mới Kalibr và các đầu đạn có điều hướng chính xác.

Bia bắn

Ngoài việc điều HMS Diamond được coi là hành động vô nghĩa (trong trường hợp con tàu mạnh như tuyên bố) tại Biển Đen, chiến hạm này còn có nguy cơ trở thành bia bắn bởi sự thất thường của nó.

Theo IBT (Anh), những chiến hạm Type 45 (HMS Diamond thuộc lớp Type 45) của Hải quân Anh đang hoạt động tại Trung Đông có thể trở thành mồi ngon cho đối phương bởi nó không thể hoạt động trong môi trường có nhiệt độ ấm tại đây.

Các nhà thầu khẳng định, Bộ Quốc phòng Anh không thông báo cho họ biết tàu chiến nặng 8.000 tấn sẽ hoạt động trong một thời gian dài ở vùng biển nóng. Hậu quả, 6 tàu chiến đột ngột “chết máy”giữa biển khiến các thủy thủ trôi dạt nhiều giờ giữa đêm tối.

Thông tin này đang khiến Anh lo ngại hệ thống tàu chiến chủ lực hiện đang đang dần trở thành vô dụng. Đã có những cảnh báo cho biết Hải quân Anh có thể nhanh chóng chịu thiệt hại lớn khi tàu chiến được triển khai gần khu vực chiến sự ở Trung Đông.

Có 4 tàu tên lửa dẫn đường Type 45 hiện đang ở vùng biển Trung Đông, một chiếc hoạt động bên ngoài châu Âu và những chiếc còn lại đồn trú trong vùng biển của nước Anh.

Hải quân Anh cho biết, mỗi chiếc tàu Type 45 được trang bị 2 động cơ do tập đoàn Rolls Royce sản xuất, có hệ thống làm mát để thu hồi nhiệt năng và tái tạo năng lượng.

Tuy nhiên, lỗ hổng thiết kế làm động cơ yếu dần trong vùng biển nóng và nó không thể phát đủ năng lượng. Hệ thống điều khiển không nhận ra điều này khiến toàn bộ thiết bị điện tử ngừng hoạt động. Và vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu loạt tàu này đang tác chiến lại bỗng dưng chết máy.

RELATED ARTICLES

Tin mới