Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngViệt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng và các công cụ cần thiết để tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt vào năm 2020.

Việt Nam đang dần số hóa các giao dịch thanh toán (Ảnh minh họa: crowdfundinsider).

Trang tin crowdfundinsider.com cho biết, Việt Nam hiện đang hướng tới việc giảm các giao dịch tiền mặt và hợp thức hóa các phương thức thanh toán điện tử.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký một kế hoạch đảm bảo rằng Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng và các công cụ cần thiết để tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt vào năm 2020.

Các lĩnh vực được chính phủ đặt trọng tâm trong kế hoạch này bao gồm các siêu thị, trung tâm mua sắm và nhà phân phối. Mục tiêu của Việt Nam là giảm lượng giao dịch tiền mặt xuống dưới 10%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các dịch vụ tiện ích (điện, nước,…) và viễn thông của các hộ gia đình giảm xuống dưới 50% ở khu vực thành thị và 30% trên cả nước.

Đối với khu vực nông thôn, Chính phủ Việt Nam sẽ bước đầu tăng cường chương trình phát triển tài chính toàn diện và cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản. Còn với khu vực vùng sâu vùng xa, mục tiêu là tăng tỷ lệ người dân trên 15 tuổi sở hữu tài khoản ngân hàng lên tối thiểu 70% vào năm 2020.

Tuy nhiên, trang tin crowdfundinsider.com chỉ ra lo ngại chính của Việt Nam khi bước vào nền kinh tế phi tiền mặt, đó chính là an ninh mạng.

Nền kinh tế không sử dụng tiền mặt phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng. Do đó, việc an ninh công nghệ tài chính được đảm bảo sẽ là yếu tố then chốt cho sự thành công của kế hoạch này.

Theo đánh giá chung, tiền mặt vẫn đang áp đảo trong các giao dịch trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những báo cáo cho thấy khối lượng cũng như giá trị giao dịch sử dụng tiền mặt đang giảm dần trong những năm trở lại đây. Điều này cho thấy Việt Nam đang sẵn sàng hướng tới một nền kinh tế kĩ thuật số, trang crowdfundinsider.com kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới