Thursday, April 18, 2024
Trang chủĐiểm tinTổng thống Poroshenko kêu gọi chiến tranh trên mọi mặt trận

Tổng thống Poroshenko kêu gọi chiến tranh trên mọi mặt trận

Mới đây, phát biểu tại phiên họp lãnh đạo các lực lượng vũ trang Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko đã cáo buộc Moscow gia tăng hiện diện quân sự tại bán đảo Crimea, đồng thời cảnh báo mối đe dọa “chiến tranh toàn diện” với Nga.

Tổng thống Ukraine Poroshenko.

Mới đây, RIA Novosti đăng tải một bài bình luận về những hoạt động của Tổng thống Ukraine trong thời gian gần đây. Theo RIA Novosti, ông Poroshenko đã nhấn mạnh rằng bất cứ lúc nào lực lượng quân đội Nga hiện đang đóng tại vùng Transnistria của Moldova “đều có thể được sử dụng để tấn công vào lãnh thổ và đe dọa đường biên giới của đất nước. Mối đe dọa chiến tranh toàn diện với Nga không thể tránh khỏi”.

Tổng thống cũng cho biết các thế lực trong nước đang chuẩn bị “Maidan thứ ba” và cáo buộc đây là âm mưu của Nga. Theo nhà lãnh đạo Ukraine, trên các mạng xã hội đang lan truyền lời kêu gọi tổ chức “Maidan thứ ba” nhằm kích động đụng độ vào dịp tưởng niệm những người đã chết khi tham gia biểu tình năm 2014.

Ukraine đang bị bao vây. Suốt dọc biên giới đã sẵn sàng cho cuộc tấn công quân “xâm lược”. Trên các mạng xã hội đầy rẫy những kẻ mang tư tưởng phản động. Trong hoàn cảnh đó, người đứng đầu nhà nước tại Kiev đang rất để tâm đến các diễn biến này.

Có lẽ tất cả đều nhận thấy Tổng thống Poroshenko vì lý do nào đó coi ngày lễ diễn ra vào hôm 23/2 có nhiều nghi vấn, song ngày hôm đó tại Ukraine chẳng có bất kỳ điều gì xảy ra cả.

Thế mà bản thân ông đã đưa ra hai tuyên bố đối với sự kiện này. Ngay hôm trước đó trong cuộc họp với quân đội Ukraine Tổng thống Poroshenko một lần nữa đề cập đến mối đe dọa “chiến tranh trên toàn diện ” với Nga.

Ông thông báo rằng tại biên giới với Ukraine có gần 50.000 binh sĩ Nga. Sau đó người đứng đầu chính phủ cảm ơn các binh sĩ, các hạ sĩ quan và chuẩn úy vì sự bảo vệ của họ. Tuy nhiên việc dùng từ “chuẩn úy” dường như bao hàm ý nghĩa khác. Và ai đó trên mạng xã hội đã tỏ ý nghi ngờ điều này.

Ông Poroshenko đã phản ứng bằng cách ký tên vào học thuyết an ninh thông tin của Ukraine. Và tất nhiên, đối với mạng xã hội thì không thể đơn giản hô lên “tránh ra” là được. Nhưng việc ẩn ý thì có thể. Nếu như người ta viết là bảo đảm thì được hiểu là sự tuyên truyền của Nga. Đó là những cơ sở để khóa mạng xã hội.

Sau hôm 23/2, trên Facebook ông tuyên bố rằng Kiev sẽ không bỏ mặc “đồng bào” ở Crimea mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Nhưng tại sao lại thế? Bởi ở đó có những vi phạm nhân quyền hiển nhiên, và giờ đây đã được ông viết ra thay vì nói. Tổng thống cũng biết chính xác những gì bị vi phạm ở Crimea và khu vực Donetsk. 

Về vấn đề này ông từng phát ngôn rằng cuộc trưng cầu trên bán đảo là việc làm bất hợp pháp và một trò chơi khăm.Và ông tuyên bố không ủng hộ việc dùng súng. Thế mà sự kiện Maidan xảy ra sau đó lại được cho là hợp pháp. Đặc biệt là Tổng thống lúc bấy giờ, ông Viktor Yanukovych và phe đối lập lãnh đạo dưới sự trung gian của Đức, Pháp và Ba Lan đã ký một thỏa thuận về việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Tuy nhiên luật pháp không quy định được mọi vấn đề.

Nhà lãnh đạo Poroshenko cho rằng “cả thế giới văn minh đều biết Crimea là của Ukraine”. Và cả thế giới (hoặc ít nhất là Kiev nghĩ vậy) hiểu Ukraine thuộc về châu Âu. Nhưng điều thú vị nhất là người có quan điểm thực sự quan tâm đến ông Poroshenko lại có những hiểu biết rất mơ hồ về Ukraine.

Nhà báo của tờ RT (nước Nga ngày nay) đã thực hiện cuộc thăm dò và nhận thấy rằng: cứ sáu người Mỹ thì có đến 5 người được hỏi không thể tìm ra vị trí của Ukraine trên bản đồ. Còn về Crimea thì các nhà báo cũng nhận được sự ngần ngại khi hỏi đến.

Quay lại với sự kiện ngày 23/2 vừa qua, một sự kiện được biết đến ở Ukraine. Ông Poroshenko cho biết, quân đội nước này đã lên ngân sách cho việc phát triển và mua sắm vũ khí mới cho năm nay với chi phí khoảng 9 tỷ grivna. Đối với tình hình Ukraine hiện nay, con số này thực sự ấn tượng. Từ tuyên bố của Tổng thống có thể hiểu được chi phí này là để chống lại một kẻ thù, mà ở đây còn kẻ nào khác ngoài Nga?

Chẳng lẽ đó là những người tháo rời đường ray xe lửa ở phía đông nam và đặt đất nước vào tình trạnh thiếu than, và kéo theo đó là mất điện? Hay đó là những người bắn vào nhà máy xử lý nước thải gần Donetsk với hy vọng tất cả sẽ rơi vào kho cùng với chất clo và sẽ có một thảm họa nhân đạo xảy ra? Bằng cách nào đó trong những ngày lễ này ông Poroshenko không nhớ đến nữa. Chẳng lẽ do cúp điện?

Hãy nhìn vào cách tỷ phú Rinat Akhmetov mang than về. Nhờ nó mà ông đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Và cũng nên hiểu rõ ai là doanh nhân thành công nhất Ukraine. Từ nay cho đến năm 2019, ông Poroshenko có một khoảng thời gian chứng tỏ bản thân cho mọi người. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, ở Ukraine việc trở thành một doanh nhân thành đạt và việc trở thành một Tổng thống thành công không phải là một.

Ngày 23/2 vừa qua là tròn 3 năm kể từ khi diễn ra sự kiện Maidan hay còn gọi là cuộc lật đổ chính phủ Ukraine dẫn đến việc phế truất Tổng thống lúc bấy giờ là ông Viktor Yanukovych.

Cuộc cách mạng này dẫn tới những cuộc biểu tình thân Nga ở miền Đông và miền Nam Ukraina, nơi đa số dân cư là người gốc Nga. Những diễn biến sau đó đưa tới bất ổn tại Ukraine năm 2014 và khủng hoảng Crimea năm  2014.

RELATED ARTICLES

Tin mới