Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinTrump chọn kết hợp với Abe phá thế kinh tế TQ

Trump chọn kết hợp với Abe phá thế kinh tế TQ

Sự “song hành không đồng hành” giữa Abenomics và Tái cơ cấu là được xem là cơ hội tốt nhất cho ông khai thác mang lợi ích về cho nước Mỹ…

Chọn kết hợp với Abenomics để phá Tái cơ cấu của Bắc Kinh là nước đi đảm bảo an toàn cho nước Mỹ.

Tổng thống Trump chọn kết hợp với Abenomics để phá Tái cơ cấu của Tập Cận Bình

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, Tổng thống Donald Trump cho biết : “Chúng ta đã mất hơn 1/4 việc làm trong lĩnh vực sản xuất kể từ khi Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ được thông qua, và chúng ta mất 60.000 nhà máy kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2001”, Reuters tường thuật.

“Hiện nay, khi chúng ta vận chuyển hàng hóa ra khỏi nước Mỹ, nhiều quốc gia khác buộc chúng ta trả thuế rất cao. Nhưng khi công ty nước ngoài đưa hàng vào Mỹ, chúng ta gần như không thu được gì của họ”.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông sẽ “đổi mới tinh thần nước Mỹ” trong giai đoạn ông nắm quyền lãnh đạo.

Vị Tổng thống doanh nhân của nước Mỹ cũng nhắc đến những thiệt hại mà hoạt động thương mại quốc tế gây ra đối với nền kinh tế nước này, trong đó đặc biệt là Trung Quốc.

Tân tổng thống Mỹ cũng đề cập đến việc áp đặt thuế với hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tăng vị thế thương mại của Mỹ, tuy nhiên ông lại không nêu chi tiết, theo Reuters.

Cá nhân người viết cho rằng Tổng thống Trump không nêu cụ thể việc vận dụng công cụ thuế suất bởi vì ông đã chọn cách thức khác được cho là hiệu quả hơn, đặc biệt là an toàn hơn cho nước Mỹ – đảm bảo tối thiểu hoá việc lợi ích nước Mỹ phải đánh đổi khi các biện pháp của Trump phát huy tác hiệu. Đó là kết hợp với Nhật “chống” Trung Quốc.

Điều đó đã được thể hiện rõ trong chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Thủ tướng Abe. Theo Nikkei Asian Review, sau các cuộc hội đàm giữa Washington và Tokyo về vấn đề kinh tế đã hình thành nên cơ chế mới cho quan hệ kinh tế Mỹ – Nhật, trong đó sự pha trộn giữa chương trình kinh tế Trumponomics với chương trình kinh tế Abenomics sẽ là mấu chốt trong thời gian tới.

“Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm 30% GDP của thế giới, sẽ chia sẻ lợi ích trong việc duy trì một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, đảm bảo sự ổn định tài chính và tăng cơ hội làm việc cho người lào động”, Tuyên bố chung Mỹ – Nhật sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Trump với Thủ tướng Abe đã ghi.

Song điều đáng quan tâm là hai nhà lãnh đạo Mỹ – Nhật đã tái cam kết đối với “cách tiếp cận ba mũi nhọn” của Abenomics là chính sách tài khóa, tiền tệ và tái cấu trúc để kích cầu nội địa, kích thích tăng trưởng toàn cầu.

Trong khi đó Tổng thống Trump đã thể hiện quyết tâm tạo sân chơi bình đẳng cho đồng USD với yên (JPY) và nhân dân tệ (CNY), theo Nikkei Asian Review.

Đây có thể được xem là một trong những lựa chọn thể hiện sự “thiên biến vạn hoá” của Trump trong việc đưa đối thủ, đối tác vào “mê hồn trận”, để rồi Washington trở thành “ngư ông đắc lợi” trong bất cứ tình huống nào. Qua đây có có thể nhận diện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung rất khó xảy ra và nếu xảy ra thì nó sẽ bắt đầu từ cuộc chiến tiền tệ.

Bởi khi đồng USD chiến tới hơn 40% trong rổ tiền tệ quốc tế và chiếm tới hơn 2/3 tổng giá trị thanh toán trong hoạt động thương mại toàn cầu thì việc “tiền tệ hoá thương mại” của Trump có thể đảm bảo an toàn cho kinh tế Mỹ.

Hiệu ứng qua việc FED tăng lãi suất – như người viết từng phân tích – đã chứng tỏ rất rõ đó.

Như vậy, dù không được nêu trong tuyên bố chung Mỹ – Nhật, song sự ảnh hưởng của yếu tố Trung Quốc tới quan hệ Mỹ – Nhật đã được tân Tổng thống Mỹ chủ động kết nối để tìm cách hoá giải. Và khi “chỉ mặt gọi tên” thiệt hại do yếu tố Trung Quốc một lần nữa trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội thì có thể thấy Trump đã bắn pháo hiệu của Washington.

Có thể nhận diện Trumponomics đã quyết định kết hợp với Abenomics để phá Tái cơ cấu của Chủ tịch Tập Cận Bình và dường như Bắc Kinh cũng đã nhận ra nguy cơ ấy. Vấn đề đặt ra là tại sao Trump lại chọn kết hợp với Abenomics để phá Tái cơ cấu và liệu nước đi này có hiệu quả?

Sự đương đồng kỳ lạ giữa Abenomics và Tái cơ cấu là cơ sở cho quyết định của Trump

Có thể thấy rằng giữa Abenomics của Thủ tướng Abe và Tái cơ cấu của Chủ tịch Tập Cận Bình có sự tương đồng đến kỳ lạ. Cả ba mũi nhọn chiến lược của Tái cơ cấu là kích cầu nội địa, khuyến khích kinh tế hướng ngoại và kích thích phát triển kinh tế dịch vụ, đều có sự song hành từ Abenomics – dù tên gọi có khác nhau.

Và để hiện thực hoá chiến lược của mình thì cả Abenomics và Tái cơ cấu đều tiếp cận ba mũi nhọn – sử dụng ba công cụ quan trọng nhất – là chính sách tài khóa, tiền tệ và tái cấu trúc. Xin được phân tích để thấy sự tương đồng giữa Abenomics và Tái cơ cấu qua việc sử dụng ba công cụ quan trọng này.

Thứ nhất, về chính sách tài khóa. Hiểu một cách nôm na thì chính sách tài khóa là chính sách điều hành kinh tế vĩ mô thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. 

Hiện nay, cả Nhật và Trung Quốc đều có tỷ lệ nợ công/GDP nằm ở ngưỡng 250%, vậy nhưng cả Bắc kinh và Tokyo đều không tăng thuế thu nhập, nhằm tránh ảnh hưởng tới kích cầu.

Trong khi chính phủ chính phủ Nhật tung ra các gói tài chính nhằm thúc đầy chi tiêu công, như gói 60 tỷ USD năm 2013 hay gói 260 tỷ USD cho một ké hoạch 5 năm, thì từ năm 2014 Trung Quốc cho thành lập công ty tài chính địa phương và năm 2016 cho thành lập quỹ công nghiệp để giải quyết vấn đề tài chính cho đầu tư công cộng – một hình thức thúc đẩy chi tiêu công.

Thứ hai, về chính sách tiền tệ. Có thể hiểu một cách đơn giản là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kinh tế hàng hoá – nền tảng giá trị của tiền tệ – các cơ quan có trách nhiệm về tiền tệ như ngân hàng trung ương hay cục dự trữ tiền tệ, sẽ có những biện pháp điều chỉnh lượng cung tiền tệ cho cho lưu thông, phủ hợp với nền tảng giá trị của nó.

Các công cụ để đạt được mục tiêu này bao gồm thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các nghiệp vụ thị trường mở. Trong áp dụng chính sách tiền tệ, thì giữa Abenomics và Tái cơ cấu cũng song hành đến mức ngạc nhiên. Người viết chỉ xin lấy ví dụ về công cụ thay đổi dự trữ ngoại tệ bắt buộc đế cho thấy sự song hành đặc biệt này.

Ngày 16/2/2016 khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng cơ chế lãi suất âm 1% (-1%) cho phần tiền gửi của các thể chế tài chính vượt quá mức dự trữ bắt buộc và phần tiền dự trữ bắt buộc của các thể chế tài chính gửi tại BoJ, động thái này sẽ tác động theo hướng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cho vay đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản.

Ngay sau đó vào ngày 1/3/2016 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cũng quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng từ 17,5% xuống 17%, một nỗ lực được cho là đảm bảo sự an toàn cho kinh tế Trung Quốc trong điều kiện tăng trưởng giảm tốc.

Thứ ba, về tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp. Hiểu một cách khái quát nhất thì tái cấu trúc là quá trình nâng cao thể trạng của doanh nghiệp trên nền tảng hiện có, là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra trạng thái tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.

Ngày ngày 5/6/2016 Thủ tướng Abe chọn thúc đẩy Abenomics bằng việc giải quyết bất sự bình đẳng trong lao động, trong đó buộc các doanh nghiệp phải trả công ngang nhau cho công việc như nhau, không phân biệt hình thức lao động, được xem trọng tâm của Abenomics. Điều đó buộc các doanh nghiệp Nhật phải có tái cơ cấu để đáp ứng được yêu cầu này.

Ngày sau đó vào ngày 7/7/2016, Chủ tịch Tâp Cận Bình tuyên bố, các doanh nghiệp nhà nước phải đẩy mạnh cải cách DNNN, tập trung vào việc thiết lập một hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại, tăng sức cạnh tranh và khả năng ứng phó với rủi ro. Nghĩa là quá trình tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp cũng được thúc đẩy nhằm đáp ứng ứng yêu cầu của Tái cơ cấu.

Sự quá trùng hợp giữa Abenomics và Tái cơ cấu khiến giới phân tích không còn xem đó là sự ngẫu nhiên nữa mà đó là sự song hành có tính toán của Trung Nam Hải.

Chỉ có điều mục đích của của Abenomics là kích thích tăng trưởng thì ngược lại Tái cơ cấu lại là giảm đà tăng trưởng nóng, do đó kinh tế Nhật Bản đã bị thiệt hại rất nhiều trong quan hệ với kinh tế Trung Quốc những năm qua.

Với một nhà kinh doanh lọc lõi như Tổng thống Trump thì sự “song hành không đồng hành” ấy giữa Abenomics và Tái cơ cấu là được xem là cơ hội tốt nhất cho ông khai thác mang lợi ích về cho nước Mỹ. Và Trump sẽ hiện thực hoá cơ hội đó như thế nào, chúng ta cùng chờ xem.

RELATED ARTICLES

Tin mới