Bắc Kinh sẵn sàng dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, chống lại những thế lực thúc đẩy đòi độc lập tại hòn đảo này. Nguồn tin từ Nhật báo Macau ngày 6-3 dẫn lời Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác cho hay.
Trong lời phát biểu nhân kỳ họp Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính Hiệp) và kỳ họp thường niên của Quốc hội Bắc Kinh, ông Doãn Trác tuyên bố cứng rắn: Nếu đảng Dân Tiến cầm quyền tại Đài Loan tiến hành các hoạt động thúc đẩy độc lập (như việc bỏ phiếu công khai về vấn đề nêu trên) thì phía Đại lục sẽ dùng vũ lực để chống lại và thúc đẩy nhanh việc thống nhất, bất chấp có sự can thiệp của Mỹ vào Đài Loan.
Ông Trác không quên nhắc lại chính sách của Đại lục đối với Đài Loan: “Một nước hai chế độ, thống nhất hòa bình”. Hiện tại rất cần thêm nội dung “dùng vũ lực chống độc lập, thúc đẩy thống nhất”.Ông còn cảnh báo người dân Đài Loan hãy trân trọng lá phiếu của mình. Ai bỏ phiếu cho các phần tử thúc đẩy “Đài Loan độc lập”, họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Tướng Trác cũng đặt hy vọng vào người dân Đài Loan, thông qua các mối quan hệ để hội nhập kinh tế, cũng như nhờ hoạt động du lịch mà hiểu rõ hơn người dân Đại lục.
Vì sao tướng Trác lại to mồm như vậy? Là vì hồi đầu tháng 3, người đứng đầu lực lượng quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan tuyên bố thẳng thừng: “Trước sự chuyển đổi trong chiến lược của Trung Quốc và những đầu tư của họ cho vũ khí trang bị mới, Đài Loan sẽ phải có những bước cải cách trong huấn luyện. Ngoài việc thường xuyên tuần tra trên biển Đông, Đài Loan sẽ kết hợp huấn luyện với bảo vệ ngư dân, tàu thuyền hàng hải, cứu hộ nhân đạo, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu và tuần tra trên không, trên biển”.
Thử nhìn lại tương quan Trung –Đài để thấy vì sao quan hệ giưa họ ngày càng căng thẳng.
Năm 1949, Giải phóng quân Trung Quốc có 5,5 triệu, trong khi Tưởng Giới Thạch chỉ có 60 vạn quân đóng trên hòn đảo cách đại lục 130 km. Bấy giờ hầu hết đất đai trên Đại lục đã nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không chịu khuất phục, Tưởng cùng Quốc dân Đảng rút ra đảo Đài Loan xây dựng căn cứ nuôi chí phục thù.
Cần thấy rằng, 60 vạn quân đồn trú trên một hòn đảo như Đài Loan là khá nhiều nếu nói về mật độ. Vậy nhưng so với lực lượng Quân giải phóng của Đại lục thì mới chỉ bằng 1/10, vì lúc này lực lượng của phía bên kia đã lên tới 5,5 triệu quân. Mao Trạch Đông đã ra lệnh cho Quân giải phóng chuẩn bị kế hoạch đổ bộ lên Đài Loan, sớm tiêu diệt căn cứ cuối cùng của Tưởng Giới Thạch vào năm 1950.
Giữa lúc Đại lục đang ráo riết chuẩn bị để tấn công ra khơi thì ở Đài Loan, tin xấu liên tiếp bay tới Tưởng. Ngày 5/1/1950, Tổng thống Mỹ Truman công bố chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, thừa nhận vô điều kiện Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc. Bản tuyên bố của Truman có đoạn: “Nước Mỹ không có ý định dùng lực lượng vũ trang để can dự vào tình thế hiện nay. Chính phủ Mỹ không bao giờ thực hiện phương châm dẫn đến việc bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến của Trung Quốc. Tương tự như vậy, Chính phủ Mỹ sẽ không cung cấp viện trợ quân sự hoặc cố vấn quân sự cho Đài Loan”.
Kể từ Tuyên bố này của Truman cho thấy Mỹ đã vứt bỏ Tưởng để ủng hộ một con bài khác trong Quốc dân Đảng là Lý Tôn
Được thể, chính phủ Trung Quốc thông báo ngừng cơ chế liên lạc và tiếp xúc xuyên eo biển với Đài Loan do từ chối nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Một sự kiện mới nhất xảy ra cách đây chưa lâu, hôm 21/5/2016, chỉ một ngày sau khi bà Thái Văn Anh nhậm chức, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh cảnh báo sẽ cắt đứt liên lạc với Đài Loan nếu nhà lãnh đạo mới của đảo này không ủng hộ quan điểm “Một Trung Quốc”.
Một sự kiện liên quan: Ngày 24/6 phái Đài Loan đã rất tức giận sau khi Campuchia trục xuất 25 công dân Đài Loan sang Trung Quốc, thay vì trao trả họ cho Đài Loan. Nhóm công dân này bị cáo buộc lừa đảo qua mạng Internet mà phần lớn nạn nhân là người Trung Quốc ở Đại lục.
Khỏi phải nói Bắc Kinh đã hả hê như thế nào. Họ rối rít cảm ơn Campuchia và cam kết sẽ xét xử nhóm người trên đúng với quy định của pháp luật.
Đến hiện tại, các chuyên gia của Trung Quốc chưa thống nhất về tương lai của bán đảo Đài Loan. Tờ Vượng báo của Đài Loan hồi đầu tháng 6/2016 dẫn phát biểu của Giáo sư Kim Xán Vinh, Viện phó Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, Đài Loan sẽ về lại với Trung Quốc trong 5 năm nữa.
Nếu lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn không thừa nhận “Nhận thức chung năm 1992” (về quan hệ hai bờ eo biển) hoặc đi theo chủ trương “Đài Loan độc lập”, Bắc Kinh sẽ xử lý vấn đề Đài Loan theo 4 giai đoạn: Quan sát, gây áp lực, đối kháng và xung đột.
Về chủ trương sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan của Bắc Kinh. Nhà xã hội học Trung Quốc định cư ở Mỹ Lý Nghị cho rằng, Nhà xã hội học Trung Quốc định cư ở Mỹ Lý Nghị cho rằng, từ năm 1994 trở lại đây, các nhà lãnh đạo Đài Loan như Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển và Thái Văn Anh đã thành công trong việc sửa đổi sách giáo khoa ở Đài Loan, rót vào đó tư tưởng “phi Trung Quốc”, thuyết “Hai nước Trung Quốc” hay thuyết “Một bên Một nước”… cổ súy chủ trương Đài Loan độc lập, phản đối thống nhất hai bờ eo biển.
Tới nay, lớp người dưới 40 tuổi ở Đài Loan đều được giáo dục bằng những cuốn sách giáo khoa theo tư tưởng nêu trên. Tình hình sẽ càng trở nên nguy hiểm khi bà Thái Anh Văn vừa lên nắm quyền đã chọn một phần tử ủng hộ Đài Loan độc lập làm người đứng đầu ngành giáo dục. Nói cách khác là khả năng hòa bình thống nhất không còn tồn tại nữa.
Theo Lý Nghị, việc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự nghiệp cải cách của Trung Quốc. Đối với trong nước, việc vũ lực thống nhất Đài Loan sẽ thúc đẩy nội nhu, làm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ ở mức hơn 10% chí ít trong 3 – 5 năm. Ngoài ra, dùng vũ lực thống nhất Đài Loan còn giúp Trung Quốc tiết kiệm ngân sách quốc phòng và không những không phải hy sinh tính mạng, mà còn có thể giúp cứu vớt nhiều sinh mạng.
Lần này, Tướng hải quân Doãn Trác đe dọa dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan cứng cổ chẳng hiểu có thành không? Hay cũng lại như những lần trước, Đài Loan vẫn chẳng ngán gì, đáp trả bằng câu ngạn ngữ quen thuộc : “Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi!”