Friday, December 27, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ tìm cách đảo ngược quan hệ, hưởng lợi từ Mỹ

TQ tìm cách đảo ngược quan hệ, hưởng lợi từ Mỹ

Khi chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi tại Mỹ thì Bắc Kinh phải đảo ngược vị thế vốn có trong quan hệ Mỹ – Trung thì mới có thể hưởng lợi.

Tỉ phú Trump thúc đẩy chủ nghĩa biệt lập là tạo động lực cho ông
Tập Cận Bình thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc (Ảnh minh họa).

The New York Times ngày 4/3 đặt câu hỏi: Phải chăng đã tới thời điểm Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực sự nghiêm túc về việc thực hiện các bước cần thiết – kể cả áp dụng những biện pháp gây đau đớn – để cải cách nền kinh tế Trung Quốc, thay vì chỉ thực hiện một cách nửa vời nhằm phục vụ cho việc củng cố quyền lực của mình?

Bởi lẽ, theo tờ báo Mỹ, đến nay đã gần hết nhiệm kỳ đầu tiên mà nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn “nói nhiều hơn làm” trong việc thực hiện cải cách kinh tế Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình được cho là quyết tập trung xây dựng và củng cố quyền lực, từ đó khiến ông có vẻ ngập ngừng trong việc hướng tới tự do hóa nền kinh tế Trung Quốc.

Điều đó tạo ra sự bất bình đẳng đến phi lý giữa kinh tế Trung Quốc với phần còn lại của kinh tế thế giới.

Tự do hoá kinh tế là cốt lõi trong quan điểm cải cách của ông Tập Cận Bình

Cho đến lúc này có thể nhận định, quan đểm của Chủ tịch Tập Cận Bình là cải cách kinh tế Trung Quốc theo hướng ngày càng tiệm cận với cơ chế của thị trường tự do.

Bởi lẽ chỉ có như vậy thì sức mạnh kinh tế Trung Quốc mới được thẩm định và qua đó mới có thể được khẳng định – và đây là yêu cầu quan trọng nhất với kinh tế Trung Quốc trong quá trình tịnh tiến tới vị thế thống lĩnh kinh tế toàn cầu.

Ngay từ khi nắm quyền, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện quan điểm đó qua việc chọn tiếp tục và hoàn thiện chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc. Phân tích ba mũi nhọn chiến lược của chính sách tái cơ cấu – chương trình cải cách kinh tế lớn nhất, trọng tâm nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình – là thấy ngay điều đó.

Với mũi nhọn kích thích tiêu dùng nội địa cho thấy Tái cơ cấu đã đóng ni cơ chế thị trường tự do cho kinh tế Trung Quốc ngay từ bếp ăn của mỗi gia đình. Điều đó được lý giải bởi hai khía cạnh. Thứ nhất, chi tiêu hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng của bất cứ nền kinh tế thị trường nào, chẳng hạn tại Mỹ chiếm tới 70%, theo WB.

Thứ hai, thị trường tiêu dùng là nơi biểu hiện rõ nhất quy luật của kinh tế thị trường: thị trưởng quyết định tất cả. Bởi lẽ, trong tình huống này nhà nước không thể có bất cứ cơ chế nào can thiệp được vào nhu cầu của người tiêu dùng.

Thị trường tiêu dùng nội địa là được xem là nơi thẩm thấu, qua đó thẩm định mức độ mà cơ chế thị trường tự do tác động tới một nền kinh tế chuyển tiếp như Trung Quốc.

Với mũi nhọn khuyến khích đầu tư ra nước ngoài – kích thích kinh tế hướng ngoại – cho thấy Tái cơ cấu hướng tới một nền kinh tế mở và buộc các thực thể kinh tế mang yếu tố Trung Quốc phải làm quen với toàn cầu hoá, bởi chính sách ngoại giao kinh tế của chính phủ sẽ dần giảm tác hiệu trước quy luật của thị trường tự do.

Điều đó thể hiện rất rõ qua việc Trung Quốc khuyến khích M&A ở nước ngoài và qua đó một “nền kinh tế mình ong xác ve” của Trung quốc đã thành hình bên ngoài biên giới Trung Quốc. Trong nền kinh tế mang tính chất đa quốc gia này, cách doanh nghiệp Trung Quốc không thể vận hành ngoài cơ chế thị trường tự do.

Với mũi nhọn khuyến khích phát triển kinh tế dịch vụ thì việc Trung Quốc phải tự do hoá nền kinh tế là vấn đề tất yếu. Bởi lẽ khi Bắc Kinh chọn phát triển kinh tế dịch vụ đồng nghĩa với kinh tế sản xuất tại Trung quốc không còn được ưu tiên. Như vậy Trung Quốc đã quyết định từ bỏ thế mạnh của một nền kinh tế hàng hoá mà họ quyết bảo hộ.

Có thể thấy rằng quan điểm chiến lược của ông Tập Cận Bình là cải cách theo hướng tự do hoá nền kinh tế, còn việc chính phủ Trung Quốc trong thời gian qua có những biện pháp bảo hộ, khiến cho việc cải cách mang tính nửa vời vì các điều kiện chưa chín muồi. Do vậy chắc chắn ông Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy chương trình kinh tế quan trọng của mình khi có đủ điều kiện.

Trung Quốc đã có đủ điều kiện để thúc đẩy chương trình cải cách kinh tế

Khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo thì hậu quả của phát triển nóng khiến kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ mất kiểm soát, nếu nền kinh tế bong bóng bị xì hơi. Đây được xem là động lực cho ông Tập Cận Bình thực hiện Tái cơ cấu.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc không thể ngay lập tức thúc đẩy Tái cơ cấu khi quyền lực của chưa được củng cố. Điều đó một phần vì các phần tử đối nghịch có thể là rào cản khiến Tái cơ cấu thất bại, một phần do điều kiện kinh tế – xã hội Trung Quốc chưa hoàn toàn thích hợp cho việc đẩy mạnh Tái cơ cấu.

Vì vậy, ông Tập Cận Bình đã chọn đột phá khẩu bằng việc làm trong sạch bộ máy công quyền, bởi đây là lực lượng hoạch định, thực thi và giám sát thực thi chính sách. Qua hơn 4 năm thúc đẩy chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, ông Tập Cận Bình đã tạo ra cuộc cách mạng cho bộ máy công quyền Trung Quốc, điều đó đảm bảo cho ông tự tin thúc đẩy chương trình kinh tế lớn của mình.

Cùng với đó là chính phủ Trung Quốc đã có nhiều quyết sách làm thay đổi bộ mặt của đời sống kinh tế – xã hội tại Trung Quốc.

Việc chủ động giảm đà tăng trưởng khiến nền kinh tế bong bóng không thể xì hơi và tăng trưởng với mục tiêu “mạnh về tiềm lực” đã thay cho “lớn về quy mô” – qua đó sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã được thẩm định và có thể khẳng định.

Bên cạnh đó là thu nhập lao động xã hội tại Trung Quốc đã có sự biến động rất lớn, tiền công lao động trong các doanh nghiệp tại Trung Quốc đã tăng cao hơn, từ đó kích thích chi tiêu hộ gia đình. Đặc biệt, việc bãi bỏ chính sách một con trong kiểm soát gia tăng dân số đã tạo ra sự đổi thay lớn với xã hội Trung Quốc trong gần nửa thế kỷ qua.

Trên bình diện quốc tế, có nhiều biến động tạo ra cả động lực và cơ hội cho ông Tập Cận Bình thúc đẩy cải cách sâu rộng nền kinh tế Trung Quốc, trong đó đặc biệt là việc tỉ phú Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Khi Tổng thống Trump được cho là sẽ kích hoạt một cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, thì yêu cầu đặt ra với Chủ tịch Tập Cận Bình là phải tìm kiếm lợi ích cho Trung Quốc trong bối cảnh chủ nghĩa biệt lập lên ngôi tại xứ cờ hoa.

Khi thị trường Mỹ dưới triều đại Trump có nhiều bất lợi với kinh tế Trung Quốc, bên cạnh là việc EU chưa trao quy chế thị trường tự do cho kinh tế Trung Quốc, điều đó cho thấy nều Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ gây bất bình đẳng thì có thể khiến kinh tế Trung Quốc rơi vào cảnh “lợi bất cập hại”.

Bởi lẽ, khi Trung Quốc phát triển mạnh kinh tế hàng hoá, xuất khẩu hàng giá rẻ vào thị trường Mỹ thì phần lợi của doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc luôn nhỏ hơn rất nhiều lợi ích mà người tiêu dùng Mỹ có được từ hàng giá rẻ Trung Quốc, nay Bắc Kinh khuyến khích tiêu dùng nội địa thì phải đảo ngược vị thế vốn có trong quan hệ Mỹ – Trung mới có thể giúp người tiêu dùng Trung Quốc được hưởng lợi chính sách kinh tế mới của Mỹ.

Và “có nhiều bằng chứng cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ có những cải cách lớn về kinh tế được trong nhiệm kỳ thứ hai cùa mình”, The New York Times nhận định.

Trong khi đó, ông Li Weisen, một giáo sư kinh tế tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho hay : “Nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào thị trường để đảm bảo tăng trưởng, thì con đường này sẽ đến lúc không thể vượt qua. Và khi có nhiều vấn đề không thể giải quyết sẽ khiến kinh tế Trung Quốc tồi tệ hơn”, theo The New York Times.

Như vậy, kết quả của quá trình củng cố quyền lực cùng những đổi thay trong đời sống kinh tế – chính trị – xã hội tại Trung Quốc và những biến động trên thế giới, đã tạo ra cả điều kiện cần và đủ cho ông Tập Cận Bình thúc đầy cải cách sâu rộng cho kinh tế Trung Quốc.

Vậy ông Tập Cận Bình sẽ thực hiện các bước đi tiếp theo của mình như thế nào, chúng ta cùng chờ xem.

RELATED ARTICLES

Tin mới