Thursday, January 9, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiChính quyền Trump: Chiến lược "xoay trục châu Á" thời Obama đã...

Chính quyền Trump: Chiến lược “xoay trục châu Á” thời Obama đã kết thúc

Đại diện chính quyền Trump tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” ở châu Á-Thái Bình Dương, được biết đến dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, chính thức kết thúc.

Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận Foal Eagle (Đại bàng
non) ở Jinhae, Hàn Quốc hôm 13/3 (Ảnh: TORREY W. LEE/U.S. NAVY)

Susan Thornton, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ thuộc Cục các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, bình luận về chuyến công du châu Á đầu tiên của tân Ngoại trưởng Rex Tillerson đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cho biết:

“Vấn đề xoay trục, tái cân bằng,… là những từ từng được sử dụng để mô tả chính sách châu Á trong chính quyền cũ. Tôi cho rằng mọi người đều chờ đợi chính quyền mới sẽ có công thức của riêng mình.”

“Chúng tôi vẫn chưa đi vào chi tiết rằng mô thức đó sẽ như nào, hoặc liệu có đi đến một mô hình mới hay không,” bà nói thêm.

Tuy nhiên, bà Thornton vẫn nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn duy trì cam kết với châu Á, cho dù tính chất cam kết có thể khác đi.

“Chúng tôi sẽ duy trì sự gắn kết và hoạt động tích cực ở châu Á. Nền kinh tế châu Á có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của Mỹ, nên chúng tôi sẽ hiện diện ở đó để đảm bảo các vấn đề về công bằng và tự do trong thương mại, cũng như các thách thức an ninh khu vực như vấn đề Triều Tiên, cũng như tiếp tục thúc đẩy trật tự khu vực ổn định, hòa bình, xây dựng trên cơ sở luật pháp,” bà Thornton phát biểu tại cuộc họp báo ngày 13/3.

Tiến sĩ Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy về nghiên cứu chính sách quốc tế (Australia), bình luận rằng còn quá sớm để đưa ra nhận định về mối quan hệ của chính quyền Trump với các nước ở Thái Bình Dương.

Chính quyền Trump đã cam kết củng cố quan hệ đồng minh bền vững với Nhật Bản và Hàn Quốc, với lực lượng quân đội Mỹ đang hiện diện ở các nước này lần lượt là 50.000 và 28.500 lính. Nhưng Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh “việc làm và nhu cầu của nước Mỹ” là ưu tiên hàng đầu của ông.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ-Hàn đang leo thang khi Bắc Kinh bắt đầu hành động để trả đũa Seoul xúc tiến bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

John Delury, giáo sư về quan hệ quốc tế ở Đại học Yonsei, Hàn Quốc nói với tờ Stars and Stripes (Mỹ) rằng ngữ nghĩa trong phát biểu của Susan Thornton làm gia tăng sự không chắc chắn về chiến lược của Trump.

“Xoay chuyển chiến lược sẽ không lành mạnh cho khu vực,” ông nói. “Nếu đúng là [chính quyền Trump] không có một chiến lược, và chiến lược ‘xoay trục’ đã bị loại bỏ mà chưa có gì thay thế, thì nhiệm vụ của Ngoại trưởng Tillerson là rất trắc trở.”

Delury cũng nhắc rằng trọng tâm của chiến lược “xoay trục châu Á” thời Obama là xúc tiến thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi đó ngay khi nắm quyền.

Tại cuộc họp báo ngày 13, bà Thornton cũng tiết lộ ông Tillerson chưa có kế hoạch tuyên bố các lệnh cấm vận mới nhằm vào Triều Tiên, mà tập trung vào nỗ lực thiết lập các kênh trao đổi tốt và phát triển “mối quan hệ mang tính xây dựng, hiệu quả với Trung Quốc”.

Giám đốc chương trình chính sách Mỹ-Hàn Quốc của Hội đồng quan hệ đối ngoại ở New York, Mỹ, ông Scott Snyder cho biết ông không ngạc nhiên khi chính quyền mới phủ nhận các thuật ngữ được dùng trong chính quyền tiền nhiệm.

“Chính quyền Trump sẽ trình bày các chính sách bằng ngôn ngữ của riêng mình,” ông nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới