Monday, January 13, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiSự "kiên nhẫn chiến lược" của Mỹ với Triều Tiên đã chấm...

Sự “kiên nhẫn chiến lược” của Mỹ với Triều Tiên đã chấm dứt vì lý do gì?

Nếu xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên, ngoài vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng cũng có thể sử dụng các loại vũ khí hóa học và sinh học. Đây mới chính là ác mộng của quân đội Mỹ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) đi thị sát một căn cứ quân sự hồi năm 2013. 

Trong cuộc họp báo ở Seoul hôm 17/3, Ngoại trưởng Rex Tillerson khẳng định sự “kiên nhẫn chiến lược” của Mỹ với Triều Tiên đã chấm dứt sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp thử hạt nhân và tên lửa vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc (LHQ). Thậm chí, ông Tillerson còn để ngỏ khả năng Mỹ sẽ tấn công quân sự nếu Bình Nhưỡng không ngừng khiêu khích.  

Theo tạp chí National Interest, câu hỏi đặt ra là nào thế nào Không quân Mỹ có thể phát hiện và tiêu diệt các căn cứ quân sự bí mật nằm dưới lòng đất của Triều Tiên. Thậm chí, quân đội Mỹ cũng không dễ gì có thể tấn công các căn cứ quân sự của Triều Tiên ở khu vực bờ biển đông bắc nước này. Đây cũng chính là nơi Bình Nhưỡng cho tiến hành các vụ thử tên lửa gần đây. Và làm thế nào để phá hủy các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng cũng như bãi thử hạt nhân Punggye-Ri, đều sẽ là bài toán đau đầu của quân đội Mỹ. 

Khác với các lò phản ứng hạt nhân và tên lửa được phóng từ mặt đất có thể dễ dàng bị phát hiện, các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học và sinh học của Triều Tiên vốn nằm dưới lòng đất lại bí ẩn vô cùng. Theo giới chuyên gia, trong viễn cảnh xảy ra xung đột ngoài vũ khí hạt nhân, Triều Tiên có thể sử dụng cả vũ khí sinh học và hóa học. 

Trong nhiều năm qua, có thông tin cho rằng Triều Tiên đã nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí sinh học và hóa học ở các nhà máy tại Kanggye thuộc tỉnh Chagang nằm gần biên giới Trung Quốc và nhà máy ở Sakchu thuộc tỉnh Bắc Pyongan. Cả hai nhà máy này đều hoạt động dưới lòng đất. 

Trước đây, một số loại vũ khí hóa học đã được Bình Nhưỡng cho thử nghiệm trên các hòn đảo ở biển Hoàng Hải, ngoài khơi phía tây bắc Triều Tiên. Mặc dù, Triều Tiên cho mở các con đường nối những hòn đảo này với đất liền nhưng không có bất cứ ngôi nhà nào được xây dựng trên mặt đất ngoại trừ các cơ sở nghiên cứu nằm dưới lòng đất. 

Chương trình nghiên cứu vũ khí hóa học và sinh học được Triều Tiên triển khai từ năm 1954 sau khi cuộc chiến liên Triều (1950 – 1953) kết thúc. Bình Nhưỡng còn cho thiết lập “Cục trung ương” chuyên nghiên cứu các phương pháp đối phó với vũ khí hóa học đồng thời đào tạo cho binh sĩ về kỹ năng triển khai loại vũ khí này. Các sân bay của Triều Tiên cũng được trang bị hệ thống phát hiện và khử độc hóa học. Những thiết bị này do Liên Xô cũ và Trung Quốc thiết kế cũng như cung cấp một phần. 

Vào năm 1961, Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đã ra “Tuyên bố hóa học hóa” nhằm tập trung phát triển các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học. Tuyên bố này đến nay vẫn có hiệu lực. Những loại hóa chất được sử dụng với cả mục đích dân sự và quân sự như phốt phát, amoni, flo, clo, sulfur đều có thể dễ dàng được tìm thấy ở Bình Nhưỡng và trên thế giới. Theo giới phân tích, những hóa chất này lâu nay đã được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất vũ khí hóa học của Triều Tiên.  

Còn theo National Interest, Triều Tiên đang sở hữu số lượng lớn các loại vũ khí sinh học và hóa học được sản xuất ở các cơ sở dưới lòng đất và sau đó được cất giấu ở khu vực Maram-dong gần thủ đô Bình Nhưỡng và ở Anbyon, phía nam tỉnh biên giới Kangwon. Những cơ sở này được xây dựng với mạng lưới đường hầm chằng chịt như mê cung và khó có thể bị phát hiện. 

Việc xác định Triều Tiên lấy nguyên liệu thô từ đâu để đưa tới các nhà máy sản xuất vũ khí sinh học đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Còn theo bản báo cáo năm 2007 của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), “Các cơ sở công nghệ sinh học của Triều Tiên có thể sản xuất nhiều loại vũ khí sinh học khác nhau. DIA tin rằng Triều Tiên đang nắm trong tay số lượng lớn vũ khí sinh học gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, da, máu và nghẽn mạch trong cơ thể người”. 

Hiện tại, Triều Tiên bị coi là nghi phạm số 1 liên quan tới việc sử dụng chất độc thần kinh VX để giết hại một người đàn ông có tên Kim Chol ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malayisa hôm 13/2. Người đàn ông này bị tình nghi là ông Kim Jong-nam, người anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 

Chất độc thần kinh VX là dạng chất lỏng không màu và không mùi, được sản xuất lần đầu tiên ở Anh vào thập niên 50. Mỹ bắt đầu sản xuất chất độc này vào năm 1961 ở nhà máy hóa chất Newport thuộc bang Indiana. LHQ đã xếp VX vào danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt đồng thời cấp sử dụng chất độc này ngoại trừ trong các cuộc chiến tranh hóa học.

Mỹ cũng đã từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hóa học vào năm 1969 đồng thời cho tiêu hủy số vũ khí trong kho. Quá trình tiêu hủy diễn ra đầu tiên ở bãi Johnston ở Nam Thái Bình Dương và sau đó trên đất liền của Mỹ. Kho vũ khí hóa học cuối cùng được Mỹ tiêu hủy vào tháng 12/2008. 

Hiện chưa rõ Triều Tiên sản xuất chất độc thần kinh VX từ khi nào nhưng nhiều khả năng là cuối thập niên 60. Bình Nhưỡng còn được cho đã sản xuất các chất độc thần kinh khác như sarin, soman và tabun. Tuy nhiên, VX vẫn được xem là loại kịch độc trong số các chất độc thần kinh bởi chỉ cần phơi nhiễm 1 giọt VX, nạn nhân cũng có thể thiệt mạng. 

Sau vụ tấn công ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, ông Raymond Zilinskas, chuyên gia giải trừ vũ khí sinh học và hóa học tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey, California nhận định ngay cả khi đeo găng tay, những người dùng chất độc thần kinh VX để tấn công nạn nhân cũng có thể thiệt mạng khi ngửi phải hơi chất độc. 

RELATED ARTICLES

Tin mới