Sunday, January 12, 2025
Trang chủĐiểm tinTQ bất ngờ nhún nhường trước Mỹ

TQ bất ngờ nhún nhường trước Mỹ

Trung Quốc bác bỏ nghi ngờ cho rằng nước này đang xây đài radar trá hình tại bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.

Trung Quốc bác bỏ việc xây cơ sở trên bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines. Ảnh: Reuters

Ngày 22/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay đã kiểm tra các tin tức về kế hoạch xây cơ sở mới trên bãi cạn Scarborough và nói đây chỉ là “tin vịt”. Bắc Kinh đã đoạt quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, đồng minh của Mỹ, vào năm 2012.

Trước đó, tờ Nhật báo Hải Nam đã trích lời một quan chức cao cấp của cái gọi là TP Tam Sa, cho biết việc chuẩn bị xây trạm quan sát khí tượng ở bãi cạn trên nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2017.

Cũng trong buổi họp báo, bà Hoa Xuân Oánh cho biết nước này và Mỹ đã đạt được đồng thuận về việc phát triển các quan hệ trên tinh thần không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.

Kết quả này đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tuần qua của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.

Phát biểu họp báo, bà Hoa Xuân Oánh nêu rõ: “Tinh thần này là phương hướng đúng đắn cho hai cường quốc phát triển các quan hệ với nhau”.

Những lời ngoại giao tốt đẹp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dành cho Mỹ cũng như việc nước này khẳng định không xây dựng cơ sở ở Scarborough có thể coi như sự nhún nhường đáp lễ của Bắc Kinh trước Mỹ, đặc biệt là sau những gì Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã thể hiện trong chuyến thăm Trung Quốc vừa kết thúc.

Theo đó, sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ông Tillerson đã nhắc đến những khẩu hiệu mà Trung Quốc thường dùng để mô tả về quan hệ song phương, chẳng hạn như tránh xung đột và đối đầu, sự cần thiết phải tôn trọng lẫn nhau và phấn đấu vì hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Còn tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, những bất đồng lâu nay giữa Mỹ và Trung Quốc như  lập trường của Mỹ về Đài Loan, mối đe dọa Triều Tiên, tình hình Biển Đông… dường như đã được Ngoại trưởng Rex Tillerson và ông Tập Cận Bình gác sang một bên dù trước đó, ông Tillerson và nhiều quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump từng có phát ngôn mạnh mẽ.

Chủ tịch Tập nói với ông Tillerson tại Đại lễ đường Nhân dân: “Ngài đã nỗ lực rất nhiều để giúp quan hệ chúng ta chuyển tiếp suôn sẻ trong thời kỳ mới. Tôi rất cảm kích tuyên bố của ngài rằng quan hệ Trung – Mỹ chỉ có thể được định hình bằng hợp tác và hữu nghị”.

Cuối năm ngoái, các nhà quan sát đã dự báo chính sách của ông Trump ở châu Á và Biển Đông. Theo đó, dưới thời ông Trump làm ông chủ Nhà Trắng, quân đội Mỹ có thể tăng cường hiện diện ở Biển Đông, có nhiều hoạt động bảo vệ tự do hàng hải hơn, nhiều tàu xuất hiện hơn, nhiều dấu ấn quân sự hơn.

Tuy nhiên, theo ông Richard Javad Heydarian, Đại học De La Salle, Philippines, khi Donald Trump gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, có hai vấn đề đáng lo ngại. Thứ nhất là ông có đủ kiên nhẫn và khí chất, kinh nghiệm để xử lý tình hình trước phản ứng của Trung Quốc không, thứ hai liệu ông Trump có thoả hiệp với Bắc Kinh để đổi lấy lợi ích kinh tế.

“Về giả thuyết thứ nhất, vì ông Trump chưa từng có kinh nghiệm gì nên tôi không cảm thấy lạc quan về tình hình. Chính sách của ông Trump là không chắc chắn mà không chắc chắn không phải điều tốt”, VnExpress dẫn lời ông Heydarian nói.

Phân tích giả thuyết thứ hai, chuyên gia người Philippines cho rằng nếu Trung Quốc đưa ra các con bài mặc cả về thương mại, ông Trump có thể thay đổi.

“Nếu Trung Quốc dỡ bỏ một số loại thuế, giảm hạn chế đầu tư của Mỹ vào nước này, đổi lại Washington giảm hiện diện quân sự ở Biển Đông, ông Trump có thể cân nhắc điều gì là ưu tiên của ông, có thể lợi ích thương mại sẽ giúp lao động Mỹ có thêm việc làm. Do đó ông Trump có thể “hy sinh” Biển Đông”, Heydarian dự báo.

RELATED ARTICLES

Tin mới