Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnBắc Triều Tiên- “vùng đệm” của TQ

Bắc Triều Tiên- “vùng đệm” của TQ

Theo Yonhap ngày 26/3, Quân đội Nhân dân Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng chống lại bất kỳ nỗ lực nào từ các lực lượng đặc nhiệm thù địch nhằm tấn công lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

“Chúng tôi sẽ tiến hành cuộc tấn công phủ đầu”, người phát ngôn của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên tuyên bố.

Tuyên bố nêu trên phát ra sau khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Hàn Quốc tập trận giả cướp chính quyền Triều Tiên trong trường hợp xảy ra xung đột. Người phát ngôn khẳng định, cuộc tấn công phủ đầu sẽ được tiến hành mà không thông báo trước. Và thời điểm đánh phủ đầu do Triều Tiên quyết định, nếu lực lượng đặc nhiệm Mỹ vẫn còn hiện diện ở Hàn Quốc.

Được biết, các đơn vị lính đặc nhiệm Mỹ, bao gồm đặc nhiệm hải quân SEAL Team 6 (từng tiêu diệt Bin Laden), Delta Force, lính biệt động và biệt kích Mũ nồi xanh đang tham gia tập cuộc trận chung Foal Eagle (Đại bàng non) và Key Resolve (Giải pháp then chốt) với Hàn Quốc trong tháng 3.

Vì sao Bắc Triều Tiên lại cứng đầu như thế? Hãy xem thử các lực lượng quân sự của nước này.

Trước hết là về Lục quân. Đây là thành phần lớn nhất trong quân đội Triều Tiên. Theo thống kê, lục quân nước này tổ chức thành 20 quân đoàn (gồm 176 sư đoàn và lữ đoàn) với tổng số quân hơn 1 triệu người. Có tới 70% binh lính Triều Tiên đóng gần vĩ tuyến 38 (giới tuyến tạm thời ngăn cách Bắc-Nam Triều).

Từ giữa những năm 1980, lục quân Bắc Triều Tiến bắt đầu tiến hành chương trình hiện đại hóa. Từ đây họ đã cải thiện đáng kể khả năng cơ động và hỏa lực.

Triều Tiên có số lượng rất lớn về xe tăng, xe thiết giáp và các loại pháo cối. Xét về trang bị, lực lượng thiết giáp được biên chế gần 4.000 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62, T-54/55 và Type-59, khoảng vài trăm xe tăng lội nước hạng nhẹ Pt-76 và phiên bản sao chép Pt-85 (Triều Tiên chế tạo dựa trên thiết kế Pt-76 của Liên Xô (trước đây) với một vài điểm cải tiến hỏa lực) và nhiều loại xe thiết giáp cũng do Liên Xô chế tạo, như BTR-152, BTR-50, BTR-60, BMP-1 cùng một số xe thiết giáp tự chế.

Vào cuối những năm 1970 khi Nam Hàn được Mỹ chuyển giao công nghệ và khí tài mới thì Triều Tiên đã tự mình sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực mới để đối phó lại mối đe dọa. Dựa trên thiết kế xe tăng T-62, Triều Tiên chế tạo thành công xe tăng chiến đấu chủ lực Chonma-ho (hơn 1.200 chiếc đang phục vụ).

Đầu những năm 1990, Triều Tiên tiếp tục phát triển xe tăng chiến đấu mới mang tên Pokpung-ho. Mẫu xe này được cho là kết hợp công nghệ của các loại xe tăng T-62, T-72, T-80 và có thể là cả xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga T-90.

Trong tình trạng không có được một lực lượng không quân mạnh, hiện đại đáp ứng yêu cầu hỗ trợ tối đa cho đơn vị bộ binh. Triều Tiên buộc phải trông cậy hoàn toàn vào pháo binh. Có thể nói, pháo binh Triều Tiên được xếp vào hàng đông đảo nhất thế giới.

Trang bị pháo của Triều Tiên hầu hết đều tự sản xuất, họ có các loại pháo xe kéo hạng nặng cỡ nòng 122mm và 130mm; pháo tự hành cỡ 170mm, 122mm và 130mm; pháo phản lực phóng loạt cỡ 107mm, 122mm và 240mm.

Không chỉ có lục quân, pháo binh, không quân Bắc Triều Tiên cũng rất mạnh. Hiện không quân Bắc Triều Tiên có khoảng 92.000 người phục vụ, trang bị 730 chiến đấu cơ và vận tải cơ cùng 300 trực thăng các loại. Nhiệm vụ chính của lực lượng không quân là phòng không bảo vệ vùng trời lãnh thổ. Bên cạnh đó là tham gia hỗ trợ hỏa lực cho lục quân và hải quân, hỗ trợ vận tải và hậu cần. Bố trí các căn cứ không quân Triều Tiên tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam.

Triều Tiên không tự sản xuất máy bay. Hầu hết các máy bay của họ được sản xuất theo công nghệ hàng không Liên Xô và Trung Quốc từ những năm 1950-1960. Tuy nhiên, năm 1980 Liên Xô đã cung cấp một số máy bay chiến đấu hiện đại cho không quân Bắc Triều.

Các trung đoàn không quân tấn công mặt đất của Triều Tiên biên chế các máy bay được chế tạo từ những năm 1950-1960. Không quân Bắc Triều trang bị ba trung đoàn phi cơ ném bom hạng nhẹ Il-28, một trung đoàn cường kích Su-7, năm trung đoàn tiêm kích MiG-15 và MiG-17 (hai loại này đều là tiêm kích nhưng được Triều Tiên cải tiến mang bom tham gia tấn công hỗ trợ bộ binh dưới mặt đất). Cùng với việc tiếp nhận MiG-29, năm 1988 Triều Tiên nhập khẩu 36 cường kích cơ hiện đại Su-25. Qua đó, nâng cao phần nào khả năng tác chiến không quân cường kích Triều Tiên.

Năm 1980, Triều Tiên tăng số lượng trực thăng từ 40 chiếc lên 275 chiếc, chủ yếu là trực thăng vận tải Mi-2, Mi-4 và Mi-8. Năm 1985, Triều Tiên phá vỡ kiểm soát vũ khí của Mỹ khi nhập khẩu thành công 87 trực thăng dân sự Hughes. Sau đó, họ cải tiến Hughes để mang súng máy và rocket.

Trước sự phát triển quân sự mạnh mẽ của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc tỏ thái độ ra sao? Cần phải thấy rằng,Trung Quốc là hàng xóm, đồng minh và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Dù liên tục lên án các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, dù tỏ ra nhất trí với các biện pháp cấm vận do Liên hợp quốc áp đặt sau các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ có những biện pháp mạnh mẽ để kiềm chế quốc gia đồng minh này.

Người láng giềng khổng lồ Trung Quốc từ lâu luôn coi Triều Tiên là “vùng đệm” giữa biên giới của họ với Hàn Quốc. Mà Hàn Quốc là đồng minh thân cận của Mỹ. Ở đó thường xuyên có gần 30.000 lính Mỹ đồn trú. Vì thế Trung Quốc không muốn tạo ra sự bất ổn về tinh thần ở Triều Tiên có lợi cho Mỹ. Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là duy trì sự ổn định ở biên giới. Điều đó có nghĩa là nước này không hề muốn đặt sự tồn vong của Triều Tiên vào vòng nguy hiểm!

Vậy là thái độ “khách quan” cháy nhà hàng xóm bình chân như vại vẫn luôn đúng trong trường hợp đối với Bắc Triều Tiên. Nếu nước này bị Mỹ-Hàn úp sọt cũng chả hề hấn gì đến Trung Quốc. Những lúc buộc phải “lên án” Bình Nhưỡng thử hạt nhân là cuộc đấu bằng … mồm. Còn trong bụng thì Trung Quốc làm ngơ. Bởi kẻ đáng gờm Bình Nhưỡng trước tiên phải là Hàn Quốc. Khi “vùng đệm” Triều Tiên mạnh lên, thì càng có lợi cho Trung Quốc

RELATED ARTICLES

Tin mới