Wednesday, November 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐưa tư tưởng ông Tập vào điều lệ ĐCSTQ: Sự lố bịch...

Đưa tư tưởng ông Tập vào điều lệ ĐCSTQ: Sự lố bịch bắt đầu

Tư tưởng là một trong 3 trụ cột phải có được để trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc. 2 trụ còn lại là quyền lực bố trí nhân sự và…

Ông Tập Cận Bình

South China Morning Post, Hồng Kông ngày 28/3 đưa tin, rất có thể Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhìn thấy “tư tưởng” của mình được đưa vào Điều lệ đảng sửa đôi tại Đại hội 19 cuối năm nay với tên gọi chính thức: tư tưởng Tập Cận Bình.

Một nguồn tin của South China Morning Post là chuyên gia cố vấn cho chính phủ Trung Quốc đã tiết lộ với báo này:

Rất có thể học thuyết chính trị của Tập Cận Bình sẽ được ghi vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc với thuật ngữ mang tên ông.

Hai nguồn tin khác gừ giới truyền thông cao cấp ở Bắc Kinh và giới doanh nhân cũng xác nhận thông tin này, nhưng không nguồn nào chắc chắn về thuật ngữ chính xác sẽ được sử dụng.

Nếu điều này xảy ra, ông Tập Cận Bình sẽ được đặt ngang hàng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, điều mà giới quan sát tin rằng sẽ giúp ông củng cố vững chắc quyền lực sau Đại hội 19.

Tuy nhiên từ nay đến ngày diễn ra Đại hội 19 vẫn còn hơn nửa năm nữa, đây sẽ là khoảng thời gian diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt ở thượng tầng vũ đài chính trị Bắc Kinh. 

Có người cho rằng, vẫn còn quá sớm để khẳng định “tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đại hội 19 đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị Tổng bí thư – Chủ tịch nước – Chủ tịch Quân ủy trung ương. 

Đây cũng là kỳ đại hội được tin rằng sẽ có nhiều thay đổi trong bộ máy lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, vì nhiều thành viên lãnh đạo cấp cao đến tuổi nghỉ hưu.

Trong thực tế mang tính biểu tượng, sự chính thức công nhận đóng góp về lý luận của mỗi nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc kể từ năm 1949, từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào sau này đều được bổ sung vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên cấp độ đề cập đóng góp cho lý luận trong Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc của mỗi nhà lãnh đạo là khác nhau, và sự khác nhau trong cấp độ được phản ánh qua tên gọi:

“Tư tưởng Mao Trạch Đông” được chính thức hóa vào Điều lệ năm 1945, 4 năm trước khi thành lập nước. “Lý luận Đặng Tiểu Bình” được ghi vào Điều lệ tại Đại hội 15 năm 1997.

“Thuyết ba đại diện của Giang Trạch Dân” được xác lập chính thức trong Điều lệ vào Đại hội 16 và “quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào” được ghi vào Điều lệ trong Đại hội 17 năm 2007.

Nếu “tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc, thì đây sẽ là nhà lãnh đạo thứ 2 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc sau Mao Trạch Đông, đã đóng góp vào kho tàng lý luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ở cấp độ “tư tưởng”.

Bo Zhiyue, một chuyên gia về chính trị đảng phái bình luận với South China Morning Post:

Dân chúng Trung Quốc học tập tư tưởng Mao Trạch Đông qua cuốn sổ tay Mao Trạch Đông ngữ lục

Sức mạnh tư tưởng là một trong 3 trụ cột phải có được để trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc. 2 trụ còn lại là quyền lực bố trí nhân sự và quyền lực lãnh đạo quân đội. Ông nói:

“Nếu bạn là một nhà tư tưởng và có thể kiểm soát tư tưởng, sau đó bạn có thể kiểm soát định hướng chính sách. Điều đó rất quan trọng.

Đó là lý do Đặng Tiểu Bình trở nên mạnh mẽ, có quyền lực to lớn như vậy trong những năm 1990, mặc dù ông không phải Tổng bí thư hay Chủ tịch nước, Đặng vẫn có tiếng nói quyết định cuối cùng về các định hướng chính sách”.

Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc từ Đại học London nói rằng, nếu “tư tưởng Tập Cận Bình” được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc, rõ ràng ông đang đặt mình lên trên các lãnh đạo tiền nhiệm hậu Đặng Tiểu Bình để sánh ngang cùng Mao, Đặng.

Ông đã được Hội nghị Trung ương 6 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 xác lập vai trò “lãnh đạo cốt lõi” hay “lãnh đạo nòng cốt”. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2012, ông đã tập hợp được quyền lực với tốc độ, quy mô chưa từng có trong mấy chục năm qua.

Chen Daoyin, một chuyên gia từ Đại học Khoa học chính trị Thượng Hải bình luận:

“Kể từ khi thành lập Trung Quốc năm 1949, chúng tôi đã có 30 năm dưới thời đại của Mao Trạch Đông, 30 năm dưới ảnh hưởng của Đặng Tiểu Bình, và bây giờ Tập Cận Bình có 30 năm của mình”.

Bên lề kỳ họp Chính hiệp toàn quốc và Quốc hội (thường được gọi là lưỡng hội) năm nay, Khổng Đan, một doanh nhân thuộc nhóm “hạt giống đỏ” là con cái các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nói với một tờ báo của Trường Đảng trung ương rằng:

“Chủ tịch Tập Cận Bình đang nắm chìa khóa mở ra giai đoạn thứ 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc, đó sẽ là giai đoạn phục hưng dân tộc Trung Hoa”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chia 95 năm lịch sử họ lãnh đạo Trung Quốc thành 3 giai đoạn. Hai giai đoạn đầu tiên là “cách mạng dân chủ mới”, “cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội” dưới thời Mao Trạch Đông.

Giai đoạn thứ 3 là “cải cách, mở cửa và hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội” dưới thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Không lâu sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đưa ra khẩu hiệu “giấc mơ Trung Quốc” và định nghĩa nó là “phục hưng dân tộc Trung Hoa”.

Truyền thông Trung Quốc cũng đã bắt đầu tán dương hệ thống lý luận chính trị của ông Tập Cận Bình trước Đại hội 19 từ rất sớm.

Trước phiên khai mạc kỳ họp Chính hiệp năm nay, Tân Hoa Xã công bố bài xã luận với tiêu đề: “Lưỡng hội Trung Quốc làm nổi bật tư tưởng Tập Cận Bình”.

Sau đó vào phiên bế mạc của kỳ họp Chính hiệp trung ương cũng như Quốc hội, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết, tư tưởng quản lý của ông Tập Cận Bình đã được quán triệt xuyên suốt kỳ lưỡng hội.

Bắc Kinh nhật báo xuất bản một bài xã luận dài, do cựu Phó Giám đốc Trường Đảng trung ương Li Junru, một lý thuyết gia nổi bật của Trung Quốc đương đại, ca ngợi tư tưởng Tập Cận Bình là một “hệ thống khoa học”.

Ông Li Junru xem “tư tưởng Tập Cận Bình là thành tựu mới nhất của chủ nghĩa Mác đặc sắc Trung Quốc”.

Wang Weiguang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cố vấn hàng đầu của chính phủ nước này đã cho ra một cuốn sách in đậm bằng chữ đỏ dòng ca ngợi ngay trên trang bìa:

Tư tưởng Tập Cận Bình là thành tựu mới nhất của chủ nghĩa Mác đặc sắc Trung Quốc.

Hơn sáu triệu bản của bộ sưu tập các bài phát biểu của ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền đã được bán trên toàn thế giới từ tháng 9/2014 với tên gọi “Tập Cận Bình nói về quản trị quốc gia”.

RELATED ARTICLES

Tin mới