Sau 70 năm im hơi lặng tiếng, đây là lần đầu tiên Nhật Bản thể hiện rõ thái độ muốn đáp trả quân sự trong một cuộc xung đột chính trị.
Tên lửa chống hạm đời mới của Nhật Bản khai hỏa.
Trong hơn một năm qua, Bình Nhưỡng đã khiến bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng khi liên tiếp bắn hơn 20 quả tên lửa đủ loại. Cách đây ít tuần, Bình Nhưỡng tiếp tục thử 4 quả tên lửa tầm trung bắn ra biển Nhật Bản. 2 quả trong số này nhằm vào hướng đặt căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản.
Quan chức cấp cao thuộc đảng Dân chủ Nhật Bản Hiroshi Amazu đang kêu gọi chính phủ phát triển vũ khí phòng vệ và sẵn sàng dội bom vào Triều Tiên nếu cần. Ông Amazu khẳng định không thể đợi tới lúc Triều Tiên tấn công thì Tokyo mới có hành động đáp trả.
“Việc phủ đầu một quốc gia có nguy cơ tấn công Nhật Bản là điều hợp pháp. Tuy nhiên, chúng ta không sở hữu loại vũ khí đủ mạnh để tấn công phủ đầu”. Ông Amazu mạnh mẽ khẳng định “không thể đợi tới khi đất nước bị phá tan thì mới ra tay”.
Sau Thế chiến 2, Nhật Bản bị Mỹ áp đặt lệnh cấm phát triển vũ khí quân sự và sở hữu quân đội để đổi lại được chính quyền Washington bảo hộ. Nhật Bản chỉ có lực lượng tự vệ chứ không sở hữu quân đội như nhiều quốc gia khác.
Nếu Nhật Bản muốn tấn công phủ đầu Triều Tiên, lệnh cấm của Mỹ phải được dỡ bỏ trước. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani từng tuyên bố: “Tôi cho rằng Nhật Bản cần xem xét khả năng phát triển vũ khí tấn công phủ đầu Triều Tiên”.
Căng thẳng giữa Tokyo – Bình Nhưỡng leo thang nhất lịch sử khi lần đầu tiên Nhật Bản có ý định sử dụng biện pháp quân sự sau 70 năm kể từ Thế chiến 2. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng tuyên bố sẽ mở rộng năng lực quốc phòng để đáp trả mọi mối đe dọa quân sự.