Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐàm luậnCó phải Donald Trump “xuống nước” với Tập Cận Bình?

Có phải Donald Trump “xuống nước” với Tập Cận Bình?

Sau ba tháng cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực thi quyền lực hết sức mạnh mẽ, gây chấn động nước Mỹ và thế giới, vì những quyết định của ông nhằm quản trị nước Mỹ theo chủ quan của cá nhân ông đã bỏ qua các nguyên tắc chính trị truyền thống của nước Mỹ. Điều đó phản ánh đầy đủ học thuyết và chủ nghĩa dân tộc biệt lập và lối hành xử độc tài của ông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Đến thời điểm này trừ một số nhà doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ cho biết sẽ quay lại nước Mỹ để đầu tư nhằm hưởng sự ưu đãi về thuế như ông D.Trump tuyên bố, còn lại là những phản ứng bất lợi theo hướng thù địch nhiều hơn là thân thiện và ủng hộ. Phản ứng Tổng thống D.Trump tập trung ở một số điểm đáng chú ý sau đây:

Một là, thành phần nội các của ông D. Trump lập ra dựa trên nền tảng gia đình trong tập đoàn Trump Organization, ngoài những vị trí chủ chốt do các con em ông nắm giữ, các vị trí khác của Nhà Trắng đều là những người thân cận lâu năm có chỉ số trung thành với gia đình Trump. Điều này trong lịch sử Mỹ, chưa đời Tổng thống nào đưa vào Nhà Trắng một nhóm thân cận do gia đình chi phối như ông Trump.  

Người Mỹ đã nói rằng, họ không thấy hồ sơ của các Tổng thống hiện đại của Mỹ cho biết liệu phong cách lãnh đạo mang khuynh hướng gia đình trị của ông D.Trump có hiệu quả hay không. Hiện nay nó chỉ tồn tại ở các tập đoàn kinh tế do các nhà tỷ phú Mỹ lãnh đạo.

Hai là, hầu hết lời tuyên bố và các sắc lệnh của Tổng thống D. Trump bị nền chính trị Mỹ bác bỏ. Quốc hội Mỹ đã không chấp nhận chỉ thị của ông ngừng Obamacare. Các nghị sĩ Đảng Cộng hoà của Hạ viện Mỹ cũng rút dự luật chăm sóc y tế Trumpcare. Toà án liên bang, toà án nhiều bang phản đối và không thi hành các sắc lệnh nhập cảnh và cư trú do Tổng thống đã ký. Tòa cho rằng đó là sắc lệnh hành pháp đáng xấu hổ nhất. Những sắc lệnh này không mang lại hậu quả tốt cho công cuộc chống khủng bố của Mỹ, ngược lại nó mang tính chất phân biệt chủng tộc, vi phạm nhân quyền, đẩy nước Mỹ vào tình trạng đối đầu và nguy cơ bị khủng bố ngày càng cao hơn. Thực hiện sắc lệnh này sẽ gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế khi nước Mỹ mất đi những nhà khoa học, những công nhân có tay nghề cao mà các doanh nghiệp Mỹ đang cần đến.

Đối với hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ, không thấy dấu hiệu nào ủng hộ những quyết định của ông Trump. Các chính trị gia đưa ra nhiều lời nhận xét rất bất lợi cho Tổng thống. Giới truyền thông coi D.Trump là mục tiêu để “ném đá”, cơ quan tình báo Mỹ đưa ra nhiều bằng chứng những quan hệ ngầm của ông D.Trump với Nga để tìm sự ủng hộ trong chiến dịch tranh cử gây bất lợi cho Mỹ.

Những thông tin thế giới biết được từ nước Mỹ hiện nay cho thấy nước Mỹ đang ở trạng thái mâu thuẫn nội bộ cao độ. Đó là mâu thuẫn giữa nền chính trị nước Mỹ đang biến động với nền chính trị truyền thống ở Mỹ; giữa vòng quyền lực gia đình trị của Trump với hệ thống chính trị, pháp luật của nước Mỹ.

Ba là, các quyết định của Tổng thống D.Trump cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới, trước hết là các hiệp ước quốc tế và các nước đồng minh chiến lược của Mỹ, khiến các nước này đưa ra những phản ứng gay gắt và có chiều hướng quay lưng lại với Mỹ.

Mexico phản ứng gay gắt và tuyên bố xem xét rút khỏi Hiệp định thương mại Bắc Mỹ (NAFTA, gồm Mỹ, Mexico, Canada), và không chi trả bức tường Mỹ sẽ xây ngăn cách hai nước như ông D.Trump tuyên bố.

Khối EU lo ngại trước tuyên bố của ông D. Trump “nước Mỹ trước đã”.  Thủ tướng Đức Merkel và Bộ trưởng Ngoại giao Đức phản đối mạnh mẽ D. Trump khi ông cho rằng Liên minh Châu Âu và khu vực đồng Euro đơn giản là những cơ chế để bảo vệ lợi ích và mở rộng quyền lực của Đức, và phản đối D. Trump chủ trương hoà dịu với Nga trong khi Đức và EU đang tiến hành các lệnh trừng phạt với Nga.

Bảy nước nằm trong diện cấm nhập cảnh vào Mỹ lên tiếng phản đối ông Trump dữ dội, lên án ông phân biệt chủng tộc, bài xích Hồi giáo, kêu gọi trả thù nước Mỹ. Cựu thủ tướng Úc Paul Keating đã có phản ứng một cách giận dữ khi cho rằng Mỹ đang đẩy Úc vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc, rằng những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ  Tillerson “không có cơ sở luật pháp, nguy hiểm về mặt chính trị, là một hành động chiến tranh”.

Còn nữa, 11 nước trong Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều có chung một nhận xét rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp định này đã đánh mất lợi thế và sức mạnh mềm của Mỹ. Phản ứng của các nước thành viên còn lại như Nhật, Úc, Brazil là tích cực vận động để ra đời TPP mà không cần có Mỹ tham gia, và rất có thể mở rộng thêm thành viên, trong đó có thể là Trung Quốc.

Các nước khác, trong đó có cả những nước đồng minh chiến lược với Mỹ, đang điều chỉnh chính sách của mình trước viễn cảnh nước Mỹ quay về với chủ nghĩa dân tộc biệt lập, xa dần với các cam kết quốc tế. Riêng Triều Tiên đã có những phản ứng mạnh mẽ trước những tuyên bố đe doạ của ông Trump cùng với việc triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, liên tục trong tháng 3 đã cho thử một loạt tên lửa ở vùng biển giáp Nhật Bản và cho biết sẽ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong thời gian tới, đồng thời sẵn sàng giành quyền đánh phủ đầu nếu nước này bị đe doạ từ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

Trái với những gì kỳ vọng, D.Trump đang cay đắng và thất bại khi các quyết định của ông đều bị Quốc hội và luật pháp bác bỏ. Dư luận Mỹ đang thiếu tin tưởng ở vị tân Tổng thống. Theo một số thăm dò do báo Mỹ đăng tải, tỉ lệ ủng hộ ông rơi xuống 36%, mức thấp kỷ lục trong giai đoạn đầu nắm quyền của một Tổng thống Mỹ. Một số chính trị gia cho rằng ông như “con voi rừng” đang phá nát tất cả, “càng bị bủa vây càng hùng hổ”.

Với sự hạ giọng gần đây của Tổng thống D. Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thể hiện ở một tư thế yếu, có lẽ vì họ lo lắng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên khiến ông D. Trump phải “xuống nước” với Tập Cận Bình. Ông D.Trump cử Bộ trưởng Ngoại giao Tillerson sang Trung Quốc cũng là nhằm dàn xếp cho cuộc gặp này. Hiện chưa được biết chương trình nghị sự chính thức của cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc sắp diễn ra ở Florida. Nhưng việc Trump đang ly khai khỏi thế giới sẽ mở ra không gian khá thuận lợi cho Trung Quốc

RELATED ARTICLES

Tin mới