Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDân Mỹ càng thất vọng Trump, kinh tế Mỹ càng khởi sắc

Dân Mỹ càng thất vọng Trump, kinh tế Mỹ càng khởi sắc

Thực tế cho thấy, giới chính trị truyền thống Mỹ lạc điệu so với thực tế của xã hội Mỹ, còn thông tin của truyền thông Mỹ rất không chuẩn xác…

Chứng khoán Mỹ liên tục tăng kỷ lục, sự ủng hộ của công chúng Mỹ liên tục giảm kỷ lục từ khi Trump đắc cử

Theo Independent, kết quả của cuộc khảo sát do Viện Gallup tiến hành từ ngày 24-26/3 vừa qua cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump bất ngờ giảm sâu xuống mức thấp kỷ lục, khi chỉ đạt 36%.

Cuộc khảo sát được tiến hành sau khi ông Trump quyết định rút lại kế hoạch bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ về dự luật cải cách y tế nhằm thay thế Obamacare.

Trước đó, theo kết quả khảo sát của Viện Gallup công bố này 20/3 cho thấy 37% người được hỏi ủng hộ Tổng thống Donald Trump, 58% không hài lòng với cách ông làm việc.

Trong khi Gallup đã theo dõi tỷ lệ người Mỹ ủng hộ hay phản đối Trump hàng ngày và 37% là mức ủng hộ thấp nhất kể từ khi ông Trump nhậm chức ngày 20/1 vừa qua, theo CNN.

Trước đó nữa, ngày 19/2, kết quả khảo sát của Viện Gallup cho thấy tỷ lệ ủng hộ của công chúng Mỹ dành cho Tổng thống Donald Trump sau tháng nắm quyền chỉ đạt 40% – thấp hơn cả Bill Clinton là người nắm giữ kỷ lục tổng thống Mỹ có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong một tháng đầu nhậm chức với 51%.

Thậm chí ngay trước khi Tổng thống Trump nhậm chức thì kết quả khảo sát của Viện Gallup công bố ngày 13/1 cho thấy có tới 55% số người được hỏi bày tỏ quan điểm tiêu cực về vị tổng thống doanh nhân.

Trong thời điểm tương tự thì cựu Tổng thống Obama được 78% người ủng hộ, cựu Tổng thống Bush là được 62% và cựu Thổng thống Clinton được 66%.

Trái ngược với kết quả khảo sát của Viện Gallup về tỷ lệ ủng hộ của dân chúng Mỹ dành cho Tổng thống Trump liên tục giảm kỷ lục, thì thị trường chứng khoán Mỹ lại tăng điểm mạnh và liên tục lập kỷ lục.

The Telegraph ngày 1/3 cho biết, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội, chứng khoán Mỹ đã lập kỷ lục mới.

Theo đó chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng hơn 300 điểm, lần đầu vượt mốc 21.000 điểm, S&P500 tăng 1,5%, có thời điểm vượt 2.400 điểm trong khi chỉ số Nasdaq cũng vọt tăng 1,4%.

Điều đó cho thấy, thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập mức kỷ lục mới, khi ghi nhận sự tăng điểm mạnh mẽ của cả 3 chỉ số chính là Dow Jones, S&P500 và Nasdaq.

Trước đó, ngày 22/11/2016, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu đã được xác lập trên thị trường chứng khoán Mỹ khi chỉ số Dow Jones chạm mức kỷ lục 19.000 điểm trong lịch sử 131 năm.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 67,18 điểm, lên mức 19,023.87 điểm, còn chỉ số S&P 500 tăng 4,76 điểm, lên mức ở 2202,94 điểm, chỉ số Nasdaq tăng 17,49 điểm, lên mức 5.386,35 điểm.

Và cũng nên nhắc lại rằng, phiên giao dịch ngày ngày 9/11 – sau khi ông Trump được tuyên bố thắng cử – trên thị trường chứng khoán Mỹ, cả ba chỉ số chính đều đồng loạt tăng điểm.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 256,95 điểm, lên mức 18.589,69 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 23,70 điểm, lên mức 2.163,26 điểm, chỉ số Nasdaq tăng 57,58 điểm, lên mức 5.251,07 điểm.

Không những vậy, theo báo cáo mới được tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ công bố, chỉ số niềm tin tiêu dùng của quốc gia này trong tháng 3/2017 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 16 năm qua.

Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 3/2017 đã tiến thêm 9,5 điểm lên 125,6 điểm – mức cao nhất tính từ tháng 12/2000 đến nay.

Như vậy là trái với những xáo trộn, thậm chí là có phần hỗn loạn trong đời sống chính trị cũng như đời sống xã hội Mỹ phản ứng tiêu cực sau khi ông Trump đắc cử và với những quyết định đầu tiên của ông trong vai trò tổng thống Mỹ, những nhà đầu tư và hộ gia đình tại Mỹ đã đặt niềm tin vào vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ. Liệu niềm tin đó có mạo hiểm?

Những cơ sở cho niềm tin ở Trump

Dan My cang that vong Trump, kinh te My cang khoi sac

Chứng khoán Mỹ liên tục lập kỷ lục thể hiện niềm tin của giới đầu tư đối với chính quyền Trump

“Thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những nhà đầu tư nên thận trọng, bởi tới thời điểm này, tất cả mới chỉ dừng lại ở những lời hứa và cam kết.

Những điều chỉnh về chính sách của ông Trump cần phải được Quốc hội thông qua trước khi đi vào thực hiện”, theo The Telegraph

Như vậy là niềm tin của giới đầu tư vào chính quyền Trump chỉ ở những lời hứa hẹn, những sự cam kết của chính quyền Trump hay ở thông điệp lạc quan từ cách quản lý của Trump như tỷ phú Bill Gates đã từng nhận diện.

Cá nhân người viết cho rằng giới đầu tư đặt niềm tin vào Trump là có cơ sở, chứ không chỉ là ở những kỳ vọng mà thôi.

Có thể thấy rằng, trong quá trình tranh cử cũng như khi nắm quyền lực, Tổng thống Donald Trump luôn xem việc “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” bằng việc gia tăng lợi ích Mỹ, chứ không chỉ dựa trên sức mạnh Mỹ hay giá trị Mỹ. Và để gia tăng lợi ích Mỹ thì với vị tổng thống doanh nhân là phải lấy lại cho nước Mỹ những gì đã bị đối thủ, đối tác, đồng minh “cướp mất”.

Như người viết từng phân tích, theo quan điểm của ông Trump, lợi ích của nước Mỹ bị “cướp mất” dưới ba hình thức, đó là bị đối thủ lấy mất ngay tại nước Mỹ, lấy ra khỏi nước Mỹ và ngăn cản dòng lợi ích chảy vào nước Mỹ.

Và đến giờ phút này cho thấy người đứng đầu nhà nước Mỹ đã có những hành động, động thái cụ thể nhằm đảm bảo cho lợi ích Mỹ không bị mất trong cả ba hình thức đó.

Thứ nhất, khi nhận diện nước Mỹ là nơi để những người khác đến làm giàu cho cá nhân họ, Tổng thống Trump đã khuyến khích doanh nghiệp Mỹ quay về hoặc gia tăng đầu tư tại Mỹ.

Bên cạnh đó là mở đường cho những nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Mỹ theo phương châm hai bên cùng có lợi, song luôn phải bị điều chỉnh bởi mục đích “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Từ Ford đến Apple, từ Softbank đến Toyota, từ Alibaba đến Samsung…đều đã có kế hoạch gia tăng đầu tư, tạo thêm việc làm tại Mỹ như một lời “Chào mừng Tổng thống Trump”, theo Blooberg.

Từ việc cam kết đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ của Softbank đến cam kết tạo ra một triệu việc làm cho người dân Mỹ của Alibaba đều là “người thật việc thật” và bước đầu các kế hoạch đã được triển khai.

Thứ hai, khi nhận diện những đối thủ lấy lợi ích của người Mỹ mang ra khỏi nước Mỹ, Tổng thống Trump đã có kế hoạch xây dựng các hàng rào nhằm ngăn chặn động thái đó. Từ hàng rào thuế quan xây dựng qua văn bản đến tường rào xây dựng trên mặt đất đều được ông Trump xem trọng trong việc giữ lại cho nước Mỹ những lợi ích vốn đã bị cướp mất trước đây.

Dù các hàng rào chưa được dựng lên khi điều kiện chưa chín muồi, song những lợi ích rời khỏi nước Mỹ đã giảm dần. Việc hàng tấn vàng mà Đức rút khỏi Mỹ hay vài tỷ USD mà doanh nghiệp Mexico rút khỏi thị trường Mỹ, không là gì so với những chính sách của các đối tác, đối thủ khi phải gia tăng lợi ích cho nước Mỹ, như cam kết của chính phủ Nhật hay Trung Quốc, theo Reuters.

Dan My cang that vong Trump, kinh te My cang khoi sac

Hộ gia đình tại Mỹ cũng có nhiều niềm tin vào chương trình hành động của chính quyền Trump

Thứ ba, khi nhận diện nước Mỹ bị thiệt hại vì các đối thủ – thậm chí ngay cả người Mỹ – tạo nhiều rào cản với dòng lợi ích chảy về Mỹ, vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ đã tìm cách phá rào trong bối cảnh quyền lực của ông còn bị bó tứ bề.

Có thế thấy rằng, đây là một trong những khác biệt lớn nhất giữa Trump so với những người tiền nhiệm của mình.

Khi chính quyền Obama áp trừng phạt Moscow khiến doanh nghiệp Mỹ phải đứng nhìn doanh nghiệp các nước khác – có cả Trung Quốc và EU – khai thác lợi ích từ xứ sở bạch dương.

Trước bối cảnh đó, chính quyền Trump đã nới lỏng một số trừng phạt để doanh nghiệp Mỹ tại Nga có thể nhập những máy móc, thiết bị quan trọng phục vụ SX- KD, đó là quyết định vì nước Mỹ, theo Reuters.

Rõ ràng, thực tế cho thấy Tổng thống Trump đã có những hành động cụ thể nhằm gia tăng lợi ích mà giới đầu tư đã nhận diện được – chứ không phải như giới truyền thông cảnh báo tiêu cực – vì vậy sau mỗi sự kiện quan trọng liên quan đến quyền lực và việc thực thi quyền lực của Trump thì niềm tin của giới đầu tư lại tăng lên.

Không những giới đầu tư có niêm tin vào Trump, mà những nhà hoạch định chính sách điều hành kinh tế của nước Mỹ cũng có niềm tin không kém vào vị tổng thống doanh nhân trước hiệu ứng tích cực mà ông mang lại cho nền kinh tế Mỹ.

Minh chứng là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hai lần tăng lãi suất cơ bản chỉ trong vòng 3 tháng sau khi ông Trump đắc cử.

Đây là điều chưa từng diễn ra trong cả thập kỷ qua, chính vì vậy thị trường chứng khoán Mỹ – phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ – đã liên tục lập những kỷ lục mới tại xứ cờ hoa.

Thực tế đó cho thấy, giới chính trị truyền thống Mỹ đã tỏ ra lạc điệu so với thực tế của xã hội Mỹ và chứng tỏ những gì giới truyền thông Mỹ đưa ra rất không chuẩn xác, mà dường như chỉ nhằm tấn công vào quyền lực của Trump mà thôi.

RELATED ARTICLES

Tin mới