Sunday, December 22, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiLý do Tổng thống Trump nên dự APEC tại Việt Nam

Lý do Tổng thống Trump nên dự APEC tại Việt Nam

Tân chính quyền Mỹ dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp cận với châu Á và ASEAN như thế nào? 

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo nhận định của chuyên gia Prashanth Parameswaran trên tạp chí The Diplomat, hai sự kiện sắp tới, gồm Hội nghị APEC ở Việt Nam và Hội nghị Đông Á ở Philippines trong tháng 11, được cho là một phép thử sớm về sự can dự của Mỹ vào khu vực này trong bối cảnh chính sách châu Á của Nhà Trắng đang hình thành.

Tổng thống Trump được cho là sẽ khó theo kịp người tiền nhiệm, Barack Obama, về mức độ quan tâm dành cho châu Á. Một số người cho rằng, ông đang theo đuổi chính sách đối ngoại đặt nặng tính thực dụng.

Do vậy, chắc chắn sẽ là một diễn biến được hoan nghênh chào đón nếu Tổng thống Trump thực sự chú ý đến Đông Nam Á và ASEAN, đặc biệt khi đây là dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN và 40 thiết lập quan hệ Mỹ – ASEAN.

Thực tế, ba tổng thống trước kia của Mỹ đều đã bỏ lỡ các hội nghị thượng đỉnh ở châu Á vì nhiều lý do khác nhau. Tất nhiên, sự tham dự của nhà lãnh đạo Mỹ không phải là thước đo duy nhất về mức độ can dự của Washington vào khu vực. Và Tổng thống Mỹ cũng có thể cử đại diện tham gia và ông có thể thăm từng nước riêng lẻ nếu cần.

Nhưng năm nay là thời điểm đặc biệt. Với Donald Trump là năm đầu tiên ông nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, và cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội dự hai hội nghị thượng đỉnh ở châu Á.

Đây là một dịp quý giá để tân Tổng thống Mỹ xoa dịu những quan ngại xoay quanh cam kết của Washington với khu vực, đồng thời định ra cách tiếp cận của chính quyền mới với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, ở những lính vực như chính sách kinh tế, quan hệ liên minh và đối tác…

Chuyên gia Prashanth Parameswaran chỉ ra rằng, bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền ông Trump khi đánh giá chính sách Đông Nam Á cũng đều nên bắt đầu bằng sự hiểu biết cùng vị thế của khu vực này trong chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của Mỹ.

Đông Nam Á là một vùng đa dạng, tác động qua lại với nhiều cường quốc lớn xuyên suốt nhiều thế kỷ. Tuy vậy, Đông Nam Á xưa nay vẫn chiếm giữ một vai trò bên lề trong chính sách đối ngoại của Mỹ, không giống như Trung Quốc hay Nhật Bản. 

Vào cuối thập niên 1990 đầu những năm 2000, tầm quan trọng của Đông Nam Á tăng vọt nhưng chính sách của Mỹ vẫn không điều chỉnh để dành cho khu vực này sự chú ý tương xứng. Một số bước đi mới chỉ bắt đầu được thực hiện ở nhiệm kỳ 2 của Tổng thống George W. Bush.

Barack Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của Đông Nam Á và thúc đẩy cam kết của Mỹ với khu vực này. Và nằm trong chủ trương xoay trục sang khu vực châu Á, ông Obama dành sự quan tâm lớn cho Đông Nam Á cũng như cho ASEAN.

Dưới thời ông Obama, Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, tham gia Hội nghị Đông Á, các hội nghị thường niên Mỹ – ASEAN và chủ trì hội nghị Mỹ – ASEAN đầu tiên tại Mỹ.

Chính quyền của ông Obama cũng đẩy mạnh xây dựng các quan hệ liên minh và đối tác trong khu vực, từ ký kết quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược mới với các nước như Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam tới ký kết Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng mở rộng với Philippines.

Do vậy, phép thử ASEAN có ý nghĩa rất lớn với tân lãnh đạo Mỹ. Nó sẽ cho thấy liệu ông Trump có duy trì được vai trò của Mỹ như một cường quốc sẵn sàng và có thể nỗ lực thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và dân chủ tốt hơn ở châu Á – Thái Bình Dương hay không trong khi hợp tác với các nước Đông Nam Á về những thách thức chung.

Đặc biệt, hội nghị APEC ở Việt Nam được đánh giá là cơ hội để Tổng thống Mỹ cân bằng quyết định rút khỏi hiệp ước TPP, bằng cách hướng tới các hiệp định thương mại song phương với các nước. Sự hiện diện của ông tại hội nghị có thể mở ra cơ hội để Washington tìm kiếm các thỏa thuận thương mại và đầu tư.

RELATED ARTICLES

Tin mới