Tham gia trực tiếp vào “trò chơi ở Trung Đông” bằng kế hoạch tấn công Syria với 150.000 binh sĩ, tuy nhiên Mỹ sẽ phải đối đầu với Nga, Iran.
Hoa Kỳ sẽ triển khai 150.000 binh sĩ thực hiện cuộc “xâm lược” quy mô lớn vào Syria.
Sau cuộc tấn công trực tiếp vào căn cứ không quân Syria, tình hình khu vực này ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp.
Những gì đã và đang diễn ra có thể thấy rằng, Hoa Kỳ sẽ không dừng lại, họ sẽ tiến hành cuộc xâm lược mới vào đất nước này. Nếu trước đó Mỹ và liên minh NATO tấn công vào IS nhưng không may trúng vào quân đội Syria và gián tiếp giúp đỡ lực lượng đối lập, cung cấp vũ khí cho họ thì bây giờ Tổng thống Mỹ tiến hành tấn công toàn diện Syria và hoàn toàn công khai.
Cũng sau sự kiện tấn công vào căn cứ không quân Syria, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump Herbert McMaster đã xây dựng kế hoạch đưa quân đội vào Syria.
Theo một số nguồn tin, kế hoạch này có thể được ông Trump chấp nhận và dự kiến Mỹ sẽ triển khai kế hoạch này từ 1/6/2017 với khoảng 150.000 binh sĩ Mỹ được đưa đến chiến trường Syria.
Kế hoạch của McMaster-Petraeus được đưa ra dựa trên ý tưởng của Donald Trump và các chính trị gia Mỹ với mục đích chống lại “Tội ác của Damascus” và “Chế độ tàn bạo”.
Tuy nhiên những gì mà người Mỹ đang làm mới thực sự đáng lo ngại. Họ tự cho mình quyền quyết định và sẵn sàng xâm lược một nước có chủ quyền mà không cần quan tâm đến Liên hiệp quốc.
Sau khi những thông tin về kế hoạch này xuất hiện, các cựu binh Mỹ trong đó có người đứng đầu chỉ huy quân sự Mỹ ở Trung Đông thuộc lực lượng đặc biệt của Bộ Quốc phòng Mỹ (United States Special Operations Command; USSOCOM), ông Joseph Votel bày tỏ những lo ngại của mình. Ông nói rằng, Hoa Kỳ sẽ bị cuốn vào một trong những cuộc chiến tranh khó khăn nhất trong lịch sử.
Ông phân tích rằng, đưa 150.000 ngàn binh sĩ đến Syria sẽ đánh dấu sự khởi đấu cuộc chiến với Syria, Nga và cả Iran. Đối với Iran, mối quan hệ với Mỹ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng và sự xuất hiện của lực lượng quân đội của Mỹ rất lớn ở khu vực này sẽ làm tình hình căng thẳng hơn và họ sẽ coi đây là mối đe dọa trực tiếp.
Còn đối với Nga có thể họ sẽ không trực tiếp đối đầu với Mỹ, nhưng họ sẽ không dễ dàng dâng thành quả hơn một năm của mình ở chiến trường này cho Mỹ. Trong trường hợp này Nga có thể gián tiếp đối đầu với Mỹ bằng cách cung cấp vũ khí cho quân đội Syria, huấn luyện chiến đấu cho họ.
Ngoài ra nếu Nga thực sự tham gia cuộc chiến này, Mỹ sẽ phải đối đầu với khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này cuộc xung đột không đơn thuần chỉ diễn ra ở Syria mà có thể “tắm máu” cả châu Âu.
Ông nhắc lại rằng, đối với Iran không thể không tham gia vào cuộc chiến bởi vì thực tế họ cùng với đồng minh Hezbollah đã tham gia vào chiến dịch chống khủng bố IS. Hơn nữa không ít lần Tổng thống Mỹ đã gọi Iran là quốc gia khủng bố hàng đầu.
Trong trường hợp này Hoa Kỳ sẽ gặp phải mối đe dọa lớn. Lưu ý rằng, Iran sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại và hơn nữa cũng là một trong những quốc gia nằm trong “câu lạc bộ hạt nhân”. Trong trường hợp tồi tệ nhất, ví dụ quân đội Iran thất bại khả năng sử dụng loại vũ khí hủy diệt này hoàn toàn có thể xảy ra.
Mặt khác hành động đưa quân xâm lược Syria của Mỹ sẽ khó có thể nhận được sự đồng tình của quốc tế. Cả Iran và Nga được coi là có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, họ cùng nhau hợp tác trong lĩnh vực không chỉ kinh tế mà còn trong lĩnh vực quân sự.
Ngoài ra việc Hải quân Mỹ còn đưa quân tới bán đảo Triều Tiên – đây là hành động đe dọa không chỉ Triều Tiên mà còn cả Trung Quốc. Cộng thêm mối quan hệ căng thẳng trên biển Đông, Trung Quốc dường như sẽ đứng về phía Nga và Iran.
Như vậy có thể thấy nếu Mỹ thực hiện kế hoạch xâm lược Syria, họ sẽ đối diện với cuộc chiến khốc liệt không đơn thuần chỉ với quân đội Syria mà với cả Nga, Iran và quốc tế. Đây là kế hoạch này có thể coi là mạo hiểm.