Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBuôn hổ vào Việt Nam: Những mánh khóe đưa chúa sơn lâm...

Buôn hổ vào Việt Nam: Những mánh khóe đưa chúa sơn lâm qua biên giới

Chỉ cần đặt cọc tiền, thì “hàng con” sẽ được chuyển đến tận nơi trên đất Việt Nam, bao nhiêu cũng có.

Kỳ 3 (Kỳ cuối): Hổ lậu vào nồi cao ở Việt Nam bằng cách nào?

Mỗi con hổ được mua bán có trọng lượng trung bình từ 100 – 300 kg. Vậy bằng cách nào mà “con voi chui lọt lỗ kim” khi đi qua nhiều chốt kiểm soát gắt gao của cơ quan chức năng 2 nước Lào – Việt?

“Bà trùm” đã hẹn là trưa hôm sau sẽ cho nhóm PV tiếp cận với một số quan chức ở Lạc Xao, rồi sẽ nhờ họ dẫn vào bên trong trại hổ ở bản Phòn Phèng. Nhưng mãi đến tận chiều muộn bà mới qua khỏi cửa khẩu Nậm Phao.

Lên xe, “bà trùm” tức thì nhấc máy gọi điện, bật cả loa ngoài cho dễ nghe. Một vài người từ chối luôn việc đưa chúng tôi vào trại hổ. Có một cán bộ ở thị trấn Lạc Xao, rất thân với “bà trùm” xem chừng có vẻ sẽ giúp, nhưng anh ta cứ hỏi đi hỏi lại mục đích thực sự của việc vào khu trại bí ẩn ấy của mọi người.

Ngồi tại một quán cafe ven đường, 30 phút sau, người này đánh chiếc xe ô tô sang trọng ra chỗ chúng tôi. Anh có tên Việt Nam là V., nói tiếng Việt rất tốt vì có 7 năm du học tại Việt Nam.

Qua trao đổi, anh V. cho biết, không thể vào được trại hổ, nếu không có sự đồng ý của họ, hoặc sự can thiệp của cấp trên. Bản thân anh cũng như một số cán bộ ở Lạc Xao, mặc dù là cán bộ địa phương nhưng không một ai dám tự tiện. Người đứng tên trang trại đấy là ông S., người Lào, còn chủ thật sự của trang trại thì anh không rõ, chỉ biết là người Việt.

Ông S. có mối quan hệ khá rộng. Trại hổ ở bản Phòn Phèng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với một trại hổ khả lớn khác ở Viêng Chăn. Theo lời anh, nếu muốn vào trại xem hổ hay mua hổ thì cứ đến trực tiếp nhà ông S. trình bày. Ông ta không phải là người khó tính, nhất là có “bà trùm” và anh ta là người đảm bảo. Tuy nhiên, sau khi liên hệ, mới biết ông S. đang đi công tác ở Viêng Chăn, chắc phải qua tết té nước của Lào (ngày 16/4) mới trở về Lạc Xao.

Với ông S., việc vận chuyển hổ qua cửa khẩu Nậm Phao vào Việt Nam rất dễ dàng. Hổ lớn thì sẽ có xe sẽ vận chuyển vào ban đêm, hổ con sẽ được người Mông ở biên giới vác qua núi, sau khi tiêm thuốc mê. Nếu là hổ chết thì sẽ cho vào hộp xốp, rồi dùng xe khách đưa qua cửa khẩu.

Có vẻ tin tưởng khi thấy nhóm PV khá thân mật với “bà trùm”, anh V. nói thêm: “Nếu có hàng và chỉ vận chuyển hổ ra khỏi nước Lào thì mình tôi đứng ra lo cũng được, đâu cần phải nhờ đến ông S. cho mất nhiều công đoạn. Cứ yên tâm là chỗ anh em nên tôi sẽ tính chi phí với giá rẻ nhất…”.

Trong những ngày lang thang trên đất Lạc Xao và tiếp xúc với một số đầu nậu khác, tất cả đều khẳng định, những cách thức vận chuyển mà anh V. chia sẻ là hoàn toàn chính xác. Không chỉ mỗi ông S., một số đường dây buôn “hàng con” độc lập khác cũng áp dụng phương pháp vận chuyển tương tự như vậy.

RELATED ARTICLES

Tin mới