Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu có khả năng hình thành khối quân sự Nga - TQ?

Liệu có khả năng hình thành khối quân sự Nga – TQ?

Quan hệ quân sự giữa Nga và Trung Quốc hiện rất thân thiết nhưng vẫn có nhiều yếu tố ngăn cản họ thiết lập liên minh quân sự chính thức.

Cây bút Vasily Kashin có bài viết trên Russia Beyond The Headlines về mối quan hệ quân sự giữa hai cường quốc nằm liền kề nhau là Nga và Trung Quốc.

Với cấp độ liên lạc quân sự hiện nay giữa Nga và Trung Quốc, có thể nói hai nước trên thực tế đã hình thành một dạng khối quân sự. Tuy nhiên ít có khả năng hai nước này sẽ chính thức hình thành liên minh quân sự.

Trung Quốc hiện là trọng tâm chính của ngoại giao quân sự Nga. Không có quốc gia nào ngoài khối các nước thuộc Liên Xô cũ lại có cấp độ và cường độ liên hệ quân sự, hợp tác quân sự cao đến như vậy với Nga.

Mối hợp tác này bao gồm các cuộc họp định kỳ giữa các bộ trưởng quốc phòng hai nước và ban lãnh đạo của quân đội hai nước. Hai bên cũng đã cùng tổ chức một số cuộc tập trận quân sự lớn và rất nhiều cuộc thi quân sự. Nga và Trung Quốc còn mở rộng quan hệ trong đào tạo quân sự.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, khoảng 3.600 sĩ quan Trung Quốc đã được đào tạo tại các trường quân sự của Nga kể từ đầu thập niên 1990. Trong số các sĩ quan này, một số người đã có sự nghiệp ấn tượng trong Quân Giải phóng Trung Quốc.

Như vậy, lần đầu tiên kể từ buổi đầu quan hệ Xô-Trung vào thập niên 1950, đã hình thành được một đội ngũ sĩ quan và tướng lĩnh Trung Quốc học hành ở Nga. Hệ quả là, ở Trung Quốc, người ta đã đạt được một sự hiểu biết chi tiết về quan điểm quân sự của Nga.

Tập trận công nghệ cao

Các cuộc tập trận thường niên mang tên “Sứ mệnh Hòa bình” và “Biển Chung” đã diễn ra vượt ra ngoài các nội dung chống khủng bố. Các cuộc tập trận này gồm cả việc thực hành một số nội dung công nghệ cao trong tác chiến hiện đại. Về diễn tập hải quân, hai bên đã thực hành chiến tranh chống hạm, phòng không và đổ bộ đường biển.

Tập trận trên bộ bao gồm nội dung binh chủng hợp thành với sự tương tác chặt chẽ giữa các quân binh chủng và lực lượng không quân tầm xa.

Năm 2016 các cuộc tập trận thường kỳ của lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa đã được bổ sung vào chương trình hợp tác giữa đôi bên. Hiện các cuộc tập trận này diễn ra dưới hình thức mô phỏng vi tính nhưng trong tương lai sẽ diễn ra trên thực địa.

Vẫn chỉ dừng lại trước ngưỡng khối quân sự

Bản chất và cường độ liên hệ quân sự giữa Nga và Trung Quốc là điển hình cho các nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, phải lưu ý luôn rằng một thỏa thuận chính thức vẫn là điều bất khả thi giữa hai nước chừng nào hai bên vẫn chưa chịu sửa đổi cách tiếp cận căn bản trong chính sách đối ngoại của họ.

Trung Quốc từ chối ám chỉ dù là thoảng qua về việc gia nhập liên minh quân sự trên nguyên tắc. Trong khi đó, Nga dù là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (liên minh quân sự của các nhóm các nước cộng hòa trong Liên Xô cũ) nhưng lại chống lại ý tưởng lập ra và mở rộng các liên minh quân sự-chính trị. Việc đường lối chính trị của Nga phản đối NATO bành trướng sang phía Đông chính là dựa trên cách tiếp cận này.

Matxcơva và Bắc Kinh sẵn sàng cho những việc gì?

Trong bối cảnh trên, hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc có 2 mục tiêu. Thứ nhất và trước tiên là chuẩn bị cho kịch bản tương tác trong trường hợp xảy ra khủng hoảng khu vực ảnh hưởng đến lợi ích của cả Matxcơva và Bắc Kinh.

Kịch bản khả dĩ nhất là một cuộc khủng hoảng ở Trung Á. Nhưng dù cho quân đội hai nước đã có nhiều công tác chuẩn bị cho việc phối hợp song phương trong trường hợp xảy khủng hoảng, vẫn không có gì bảo đảm chắc chắn trong hoàn cảnh đó, Matxcơva và Bắc Kinh sẽ có quyết định chính trị phù hợp và cùng hành động tập thể.

Mục tiêu thứ 2 của hai nước là hướng tới khả năng thay đổi “định dạng” hiện nay trong các mối quan hệ quân sự và chiến lược giữa hai bên nếu xảy ra các thay đổi địa chính trị lớn trên cấp độ toàn cầu.

Một giả định là khi có khủng hoảng quân sự toàn cầu, hai nước sẽ bị đẩy vào chỗ thiết lập một liên minh quân sự. Khi ấy hai bên chỉ cần một quyết định chính thức, vì công tác chuẩn bị đã xong xuôi.

Có lẽ Matxcơva và Bắc Kinh đã xem xét tới khả năng này trong kế hoạch dự phòng cho tình huống khủng hoảng. Sức mạnh của quan hệ quân sự Nga-Trung làm tăng lòng tin giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ giữa họ với Mỹ xấu đi.

RELATED ARTICLES

Tin mới