Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐàm luậnĐâu là ngòi nổ của chiến tranh Thế giới Thứ 3?

Đâu là ngòi nổ của chiến tranh Thế giới Thứ 3?

Những căng thẳng mới trên bán đảo Triều Tiên, điểm nóng trong cuộc chiến tại Syria chống IS, hay Biển Đông đang dậy sóng đang được dự báo có thể làm bùng nổ thế chiến III.

Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên đang đẩy nguy cơ thế chiến thứ 3 đến gần hơn

Tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên sau khi Mỹ tấn công quốc gia Trung Đông Syria cùng với hàng loạt động thái mạnh bạo từ các phía trong thời gian gần đây đang khiến công chúng trên toàn thế giới lo sợ về nguy cơ bùng phát “Chiến tranh thế giới thứ 3”. Điều này dấy lên lo ngại khi các bên không có sự kiềm chế, trước đó cả Nga và Mỹ cũng đều đồng loạt lên tiếng cảnh báo về thế chiến thứ 3 có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Triều Tiên điểm nóng

Đông Bắc Á hiện nay được coi là khu vực ẩn chứa nhiều nguy cơ có thể làm bùng nổ thế chiến Thứ 3.  Tại đây có sự xuất hiện của nhiều cường quốc nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật. Và tâm điểm là thùng thuốc súng: bán đảo Triều Tiên.

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng những lý do chính phía Mỹ đưa ra là riêng trong nửa đầu tháng 4, Triều Tiên đã 2 lần tiến hành phóng tên lửa đạn đạo bất chấp sự phản ứng và lo ngại từ quốc tế.

Gần nhất vào ngày 16/4, Bình Nhưỡng đã tiến hành một vụ phóng tên lửa từ khu vực gần thành phố Sinpo thuộc bờ biển phía Đông nước này. Theo thông tin từ các nước trong khu vực, vụ phóng tên lửa được cho là đã thất bại.

Trước đó, vào ngày 5/4, Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa được cho là loại tên lửa đạn đạo tầm trung KN-15 từ khu vực Sinpo. Quả tên lửa chỉ bay được khoảng 60 km so với kế hoạch ban đầu và sau đó rơi xuống vùng biển phía Đông.

Để đá trả động thái này của Triều Tiên, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson từ Singapore đến gần bán đảo này. Triều Tiên cũng không chịu, đã lên án hành động của Mỹ, đồng thời cũng đưa ra lời cảnh báo nước này sẵn sàng cho chiến tranh.

Với những diễn biến phức tạp vừa qua, cộng với việc cả Mỹ, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên có đủ vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng “chẳng thiếu gì”, nếu các bên không có động thái kiềm chế thì nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa các bên hoàn toàn có thể xảy ra.

Trung Đông cũng không thua kém

Ngoài điểm nóng Triều Tiên, những căng thẳng trong cuộc chiến chống IS tại Syria cũng được dự báo có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột mới giữa các quốc gia. Người ta cũng nhận định về khả năng một cuộc xung đột toàn cầu sẽ nổ ra từ lò lửa Syria ở Trung Đông.

Theo Tổng thống Syria, nguyên nhân của tất cả các sự kiện này là do Mỹ. Mục tiêu chính của Washington là duy trì quyền bá chủ trên toàn thế giới, không để cho bất cứ nước nào lấn át vai trò của Mỹ trên trên trường quốc tế, dù đó là Nga hoặc thậm chí là các đồng minh ở phương Tây.

Trên chiến trường thời gian gần đây, mâu thuẫn giữa các quốc gia ngày càng tăng thêm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngày 5/4, trong một thông báo, Nhà Trắng đã cáo buộc quân đội Syria tấn công vũ khí hóa học nhằm vào dân thường ở Idlib. Hai ngày sau đó, hai tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải đã bất ngờ dội 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria.

Mỹ cho rằng “Mỹ không thể đứng yên trong khi Tổng thống Assad giết người vô tội bằng vũ khí hóa học, loại vũ khí bị cấm theo luật quốc tế và phải bị loại bỏ” . Đó phải chăng là nguyên cớ nhiều hơn nguyên nhân.

Ngay sau đó cả Nga cũng như chính quyền Syria đều lên tiếng phủ nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Syria đã lên án cuộc không kích của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân nước này là “liều lĩnh” và “vô trách nhiệm”.

Khi những mâu thuẫn giữa Nga, Syria và Mỹ chưa có hồi kết thì Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham chiến. Với những gì đang diễn ra, chỉ cần bên nào đi quá giới hạn, một cuộc chiến mới hoàn toàn có thể xảy ra.

Biển Đông dậy sóng

Vấn đề biển Đông và tuyên bố cứng rắn của các bên trong thời gian qua đang trở thành một kịch bản của cuộc thế chiến thứ 3. Đầu tiên là xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh các đảo Sensaku/Điếu ngư giữa hai nước này. Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo và triển khai lực lượng vũ trang ở khu vực gần các đảo.

Theo các nhà nghiên cứu đã nhận định, nếu như xung đột Trung Quốc – Nhật Bản bùng nổ, Mỹ-nước gắn kết với Nhật Bản bằng hiệp ước bảo vệ lẫn nhau sẽ phải can thiệp, còn Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay trước bằng cách tấn công các mục tiêu quân sự Mỹ trong khu vực.

Bên cạnh đó, sự đối đầu nguy hiểm giữa Mỹ và các đơn vị Hải quân và Không quân Trung Quốc trên biển Đông cũng là một nguy cơ làm bùng phát chiến tranh thế giới thứ 3. Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích các hoạt động quân sự hóa trên biển Đông của Trung Quốc. Ông Trump cũng tuyên bố, quốc gia này sẽ hành động khác chính quyền Obama đối với Bắc Kinh về vấn đề này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi phát biểu tại cuộc điều trần ở Thượng viện cũng tuyên bố Washington sẽ ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo. Lẽ tất nhiên phía Bắc Kinh khó lòng có thể chấp nhận tuân theo lời đề nghị của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong vấn đề biển Đông lần này.

Đâu là ngòi nổ của chiến tranh Thế giới Thứ 3?

RELATED ARTICLES

Tin mới