Saturday, December 28, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiKinh tế Việt Nam 2017 sẽ bị tác động lớn từ thế...

Kinh tế Việt Nam 2017 sẽ bị tác động lớn từ thế giới

Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, mặc dù nền kinh tế nhìn chung vẫn trong xu hướng cải thiện, song những diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.

Mặc dù nền kinh tế nhìn chung vẫn trong xu hướng cải thiện, nhất là đối với khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo. Ảnh minh họa

Kinh tế vẫn trong xu hướng cải thiện

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tăng trưởng GDP quý 1/2017 (5,1%) đã thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 (5,48%). Nguyên nhân chủ yếu do tăng trưởng ngành khai khoáng và xây dựng tăng thấp.

Tuy nhiên, điểm tích cực là ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn duy trì được mức tăng tương đương cùng kỳ 2016. Ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước; đặc biệt là khu vực nông, lâm, thủy sản đã phục hồi rõ nét (quý 1/2017 tăng 2,03%, quý 1/2016 âm 1,23%).

Đánh giá về tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế trong thời gian tới, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tổng cung sẽ tăng mạnh hơn từ quý 2/2017 do sản xuất công nghiệp sẽ tăng mạnh hơn nhờ, công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao hơn do Samsung sẽ đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực từ quý 2/2017, đặc biệt là mẫu điện thoại di động S8.

Cùng với đó, giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị trong quý 1/2017 đã tăng 28,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2016 giảm 14,1%) cũng cho thấy năng lực sản xuất sẽ được cải thiện trong quý 2/2017.

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng nhận định, tổng cầu của nền kinh tế sẽ có sự cải thiện tốt hơn, bởi vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm, cũng như giải ngân vốn vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, mặc dù nền kinh tế nhìn chung vẫn trong xu hướng cải thiện, nhất là đối với khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo, song những diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.

Trong khi đó, theo dự báo của IMF (T4/2017), tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt mức 3,5% trong năm 2017, tăng 0,1% so với dự báo trước đó. Theo tổ chức này, mặc dù tăng trưởng vẫn còn chậm ở một số nền kinh tế phát triển song tại khu vực các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, các hoạt động kinh tế sẽ tăng mạnh. Thương mại toàn cầu dự báo tăng 3,8% trong năm 2017, cao hơn mức 2,2% của năm 2016.

Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo các vấn đề như năng suất chậm cải thiện và chính sách hướng nội đang gia tăng ở các nền kinh tế phát triển có thể là yếu tố gây cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu.

IMF (T4/2017) dự báo giá hàng hóa thế giới tăng sẽ khiến lạm phát toàn cầu tăng mạnh hơn, nhất là lạm phát của các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ tăng từ mức 0,7% của năm 2016 lên 2% trong năm 2017 và ổn định trong vài năm tiếp theo.

Giao thông đẩy lạm phát tăng cao

Bên cạnh việc đưa ra những đánh giá về tình hình kinh tế chung trong những tháng cuối năm 2017, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho biết, tình hình lạm phát trong 4 tháng đầu năm.

Theo đó, lạm phát bình quân 4 tháng đầu năm 2017 ở mức khá cao (tăng 4,8% so với cùng kỳ). Cụ thể, lạm phát tăng mạnh trong tháng 1 (tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2016) nhưng đã có xu hướng giảm dần từ tháng 2 (tháng 2: tăng 5,02%, tháng 3 tăng 4,65% và tháng 4 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước).

Lạm phát cơ bản vẫn duy trì ở mức ổn định (4 tháng đầu năm lạm phát cơ bản tăng 1,62% so với cùng kỳ 2016).

Đưa ra nguyên nhân lạm phát 4 tháng đầu năm tăng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc giá cho biết, chủ yếu do nhóm giao thông tăng 10,1% so với cùng kỳ, và cũng do chịu tác động một phần của việc tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình tại một số tỉnh, thành (giá dịch vụ y tế và giáo dục 4 tháng đầu năm 2017 tăng lần lượt 67,36% và 10,09% so với cùng kỳ năm 2016).

Phân rã các thành phần của lạm phát cho thấy thành phần mùa vụ cũng như thành phần chu kì đã bắt đầu giảm kể từ tháng 2, song xu hướng dài hạn của lạm phát đang tiếp tục tăng. Tại thời điểm tháng 4/2017, xu hướng lạm phát dài hạn cao hơn khoảng 0,9% so với tháng 4/2016.

RELATED ARTICLES

Tin mới