Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ khó gây áp lực lên Nga vì Ukraine

Mỹ khó gây áp lực lên Nga vì Ukraine

Chuyên gia Nga bày tỏ tin tưởng rằng, mặc dù thể hiện sự ủng hộ với Ukraine song Mỹ không thể đưa ra thêm áp lực lớn nào cho điện Kremlin.

Ngoại trưởng Ukraine Klimkin, Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trưởng bộ môn Tổ chức quốc tế và quá trình chính trị toàn cầu thuộc Khoa chính trị thế giới Trường Tổng hợp Lomonosov, ông Andrey Sidorov cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin về việc Hoa Kỳ sẵn sàng gây áp lực với Nga trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Donbass, chẳng thể làm gia tăng các biện pháp trừng phạt và chính sách cứng rắn hơn đối với Nga.

Hôm 10/5, Tổng thống Donald Trump đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin tại Nhà Trắng trong khuôn khổ cuộc họp thảo luận về việc duy trì sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine. Ông Klimkin cũng đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống Mike Pence về tình hình ở Donbass. Theo Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ Valery Chaly, cuộc gặp giữa ông Trump với ông Klimkin được tổ chức theo sáng kiến của Kiev và đã cho thấy sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình “1 + 1” của Ukraine, ông Klimkin đã nói rằng, kết quả chính của cuộc họp giữa ông với Tổng thống Trump – “là thông điệp rõ ràng về sự hỗ trợ đối với Ukraine”, thể hiện “mong muốn thực sự gây áp lực hơn nữa đối với Nga”.

Cùng lúc đó, sau chuyến thăm Washington cũng vào hôm 10/5, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã khẳng định, dù còn nhiều trở ngại, song Moscow và Washington “có thể và cần phải” cùng nhau tạo điều kiện giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó có Syria. Đích thân Tổng thống Trump đánh giá rằng cuộc họp với ông Lavrov “rất tốt đẹp” và bày tỏ hy vọng kết quả của cuộc nói chuyện giữa họ sẽ đem lại thiết lập hòa bình ở Syria và Ukraine.

Áp lực đối với Nga

Chuyên gia cho rằng, trong tình huống này, có rất ít lý do để chỉ trích sự chỉ đạo của ông Donald Trump. Trả lời phỏng vấn trên tờ RIA Novosti, ông Sidorov nhận định: “Không có vấn đề gì nghiêm trọng cả. Ông Trump với vai trò là đại diện của một cường quốc quan tâm đến việc giải quyết cuộc xung đột ở phía đông Âu, đã cố gắng làm điều này, để một mặt lấy lòng ngài Bộ trưởng, sau đó là các bên khác”.

Nhà chính trị học cũng lưu ý rằng việc ủng hộ tương tự đối với cả hai bên xung đột – không phải là chính sách tiêu chuẩn kép, mà trên hết đó là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump vẫn chưa hình thành chính sách đối với Nga.

Ông Sidorov nhận xét: “Nói theo cách khác, đường lối của chính quyền họ đối với nước Nga chưa định hình. Họ vẫn còn nghi ngờ về một vài điểm, do đó vẫn phải chống lại chúng ta”.

Chuyên gia cũng tỏ ra hoài nghi tuyên bố của ông Klimkin về việc Mỹ sẵn sàng gây áp lực với Nga. Ông Sidorov cho biết: “Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga được đưa ra, chẳng ai gỡ bỏ, có nghĩa là áp lực chính thức vẫn tồn tại. Nhưng liệu họ có thể gây áp lực nào thêm nữa không?”.

Theo ông, khó có khả năng việc hùng biện này có thể dẫn đến “kết quả gia tăng các biện pháp trừng phạt, hay thắt chặt hơn các vấn đề khác”.

Câu hỏi về Ukraine

Đối với Ukraine, chuyên gia lưu ý rằng “Liên minh châu Âu, và tất nhiên là cả Hoa Kỳ đều bày tỏ sự ủng hộ về tinh thần, tâm lý – thông tin lớn, trong khi đó lại giảm viện trợ thực tế, tức là sự viện trợ được thể hiện bằng đồng đô la”.

Nhà chính trị học giải thích: “Nhiều khi họ (các nước phương Tây) tuyên bố rằng họ không đồng ý với quan điểm của Nga và yêu cầu Nga thay đổi chính sách của mình, nhưng đó chỉ là một khía cạnh. Sẽ thực sự khác biệt, nếu như họ cung cấp vũ khí sát thương hoặc có viện trợ kinh tế cụ thể. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau”.

Theo ông Sidorov, “hiện giờ sự hỗ trợ mà phương Tây dành cho Ukraine chỉ là sự hỗ trợ về mặt tinh thần”. Ông nhận định: “Điều này có nghĩa là áp lực sẽ chủ yếu là về mặt tinh thần. Hiện giờ áp lực có thể nhiều hơn một chút, mặc dù tôi nghi ngờ điều đó”.

Chuyên gia cho rằng, cuộc gặp gỡ với ông Lavrov và ông Klimkin “là để cân bằng vị thế của ông Trump,” có nghĩa là ông ấy chưa hẳn ủng hộ Nga, nhưng nếu muốn đạt được hòa bình,  thì “nói một cách thực tế, ông ấy cần tuyên bố: Ukraine và Nga nên hòa giải”.

Trước đó, trên trang Twitter chính thức, ông Trump đã đăng bức ảnh gặp gỡ với Bộ trưởng ngoại giao Nga và Ukraine là Sergey Lavrov và Pavel Klimkin. Nhà lãnh đạo Mỹ đã viết: “Hãy kiến tạo hòa bình”.

RELATED ARTICLES

Tin mới